19006172

Vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang

Vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang

Tổng đài tư vấn cho em hỏi về vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang! Em làm việc tại công ty may Nam An tại Nam Định từ tháng 8/2012. Đến 19/5/2017 thì em nộp đơn xin nghỉ việc nhưng đến 01/06/2017 thì em bắt đầu nghỉ hẳn. Trong đó thời gian làm đơn xin nghỉ hẳn em có 3 ngày nghỉ phép do vợ sinh. Nhưng hiện tại công ty (ngày 25/07/2017) vẫn không làm thủ tục chốt bảo hiểm cho em. Công ty bắt em nộp phạt với số tiền 3.750.000 : 26 x 45 = 6.490.000. Và công ty giữ luôn lương tháng 5 của em. Như vậy công ty đang làm đúng hay sai? Nếu sai thì số tiền em phải nộp phạt để có thể rút sổ là bao nhiêu? Anh chị có thể tư vấn giúp em và em có thể kiện công ty được không?



Bồi thường khi người lao động nghỉ ngangTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang

Căn cứ Điểm b, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này; người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Và tại Điều 41 Bộ Luật lao động 2012 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

“Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này”.

Theo đó, khi người lao động mà vi phạm về thời hạn báo trước thì sẽ được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó, người lao động phải có nghĩa vụ với công ty theo Điều 43 Bộ Luật lao động 2012 như sau:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc; phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Như vậy:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm công ty từ tháng 8/2012. Ngày 19/5/2017 bạn nộp đơn xin nghỉ việc nhưng đến 01/06/2017 thì bạn bắt đầu nghỉ hẳn. Trường hợp này bạn mới báo trước 13 ngày thì nghỉ việc. Dù bạn làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không xác định thời hạn thì bạn đều vi phạm về thủ tục báo trước.

Vì vậy, công ty có quyền yêu cầu bạn phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Bạn còn phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước. Tuy nhiên, công ty yêu cầu nộp phạt với số tiền 3.750.000 : 26 x 45 = 6.490.000 và giữ luôn lương tháng 5 của bạn. Công ty làm như vậy là không đúng với quy định pháp luật.

Thứ hai, về việc công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3, Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác đã giữ lại của bạn trong thời gian trên. Tuy nhiên, bạn cũng có nghĩa vụ bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước (không tính 13 ngày đã báo trước từ 19/5/2017 đến 01/06/2017).

Nếu bạn đã bồi thường mà công ty vẫn không chốt và trả sổ BHXH; bạn có thể khiếu nại lên Phòng lao động- thương binh- xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở.

Thứ ba, về việc khởi kiện công ty

Khoản 1 và Khoản 4, Điều 201 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết; trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải; hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bồi thường khi người lao động nghỉ ngang

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172

4. Trong trường hợp hoà giải không thành; hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.

Tranh chấp về bồi thường khi nghỉ ngang của bạn và tranh chấp về việc công ty không chốt và trả sổ BHXH là tranh chấp lao động cá nhân. Theo quy định nêu trên, bạn có thể khởi kiện 02 vấn đề này tại Tòa án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.

Kết luận:

– Công ty có quyền yêu cầu bạn bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Số tiền này tương ứng với nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước (không tính 13 ngày đã báo trước từ 19/5/2017 đến 01/06/2017).

– Công ty có nghĩa vụ chốt và trả sổ cho người lao động khi nghỉ việc. Nếu bạn đã bồi thường mà công ty vẫn không chốt và trả sổ BHXH; bạn có thể khiếu nại lên Phòng lao động- thương binh- xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở hoặc bạn có thể khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

Trên đây là tư vấn về vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội nếu không bồi thường

Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Nếu còn vướng mắc về vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được giải đáp trực tiếp.

luatannam