19006172

Có phải cấp đổi Bằng lái xe từ năm 1993 sang bằng PET

Có phải cấp đổi Bằng lái xe từ năm 1993 sang bằng PET

Tôi năm nay 73 tuổi có bằng lái xe A1 từ năm 1993 đến nay, tôi chẳng mấy khi đi đâu. Nay định ra thành phố có chút việc thì bằng lái xe của tôi có phải đổi sang bằng PET không, cứ dùng bằng giấy có sao không ạ? Xin cảm ơn.



Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe bản giấy sang thẻ nhựa PET không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 37  Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe như sau:

“Điều 37. Đổi giấy phép lái xe

1. Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020″.

Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích người dân thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020. Do đó, trong trường hợp này: bạn có Giấy phép lái xe bìa giấy được cấp từ năm 1993 nếu bạn không thực hiện cấp đổi thì vẫn có thể sử dụng được bình thường mà không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên đi cấp đổi từ Giấy phép lái xe bìa giấy sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe bản giấy sang thẻ nhựa PET không

Căn cứ Điều 38 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe như sau:

Bước 01: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu

Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc cấp đổi Giấy phép lái xe cho bạn

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

– Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.

Bước 03: Trả kết quả:

Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.

Mức phí cấp đổi Giấy phép lái xe sang thẻ nhựa: Căn cứ vào Thông tư 188/2016/TT-BTC thì phí là 135.000 đồng/lần

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam