Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
Tôi có vay của người ta 20 triệu đồng, do làm ăn thua lỗ nên tôi không có khả năng chi trả, hôm trước người ta kéo đến nhà tôi khoảng 5,6 người để đòi nợ. Tôi xin khất lần sau nhưng người ta không cho còn hô hoán lao vào đấm đá tôi, do bị đông người đánh hội đồng nên tôi vớ được ngay con dao dựa và quơ đi quơ lại để phòng vệ, không may gây thương tích cho 1 người với tỉ lệ thương tích là 50%. Hỏi trong trường hợp này tôi có được coi là phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không?
- Hành vi đe dọa và cố ý lây truyền HIV cho người khác
- Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nạn nhân có lỗi thì có bị tội gì không
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017) về phòng vệ chính đáng và Mục II Nghị quyết số: 02-HĐTP-TANDTC/QĐ của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 05 tháng 01 năm 1986 hướng dẫn về chế định phòng về chính đáng thì được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
– Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
– Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
– Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại
Như vậy, hành vi bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Áp dụng vào trường hợp của bạn: Xét về không gian, hoàn cảnh, tương quan lực lượng thì hành vi 5,6 người cùng xông vào đánh, đấm bạn là nguy hiểm cho xã hội và đang xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bạn. Vì vậy, pháp luật cho phép bạn phòng vệ chính đáng trong trường hợp này. Tuy nhiên, để chống trả lại hành vi nguy hiểm đó bạn đã dùng dao chống trả lại quá mức cần thiệt gây tổn hại sức khỏe cho một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể là 50%. Vì vậy căn cứ tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017) trong trường hợp này, bạn đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Mặc dù bạn cố ý gây thương tích cho người khác 50% nhưng trong trường hợp này bạn được coi là phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên tình tiết định khung của bạn thuộc Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017). Cụ thể:
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Hành vi đe dọa và cố ý lây truyền HIV cho người khác
- Hỏi về tội làm nhục người khác
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.