Hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý
Xin cho hỏi về vấn đề: Hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý. Tôi bị gia đình ép kết hôn trái với ý muốn của tôi. Theo tôi biết việc ép buộc kết hôn không đúng với ý tôi là vi phạm quy định của pháp luật. Vậy tôi muốn hủy kết hôn trái pháp luật có được không? Hậu quả pháp lý là gì?
- Đăng ký kết hôn tại nơi không đăng ký thường trú
- Thủ tục đăng ký kết hôn
- Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về hủy kết hôn trái pháp luật; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nên cần phải hủy. Khi có đơn yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành xem xét, hủy việc kết hôn trái pháp luật. Việc hủy kết hôn trái pháp luật phải dựa trên những căn cứ sau:
– Thứ nhất, bên nam, nữ kết hôn mà vi phạm về độ tuổi kết hôn theo điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Nếu nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi mà kết hôn với nhau thì việc kết hôn đó là trái pháp luật. Căn cứ vào giấy khai sinh, tại thời điểm kết hôn nếu nam chưa đủ 20, nữ chưa đủ 18 tuổi thì Tòa án có thể hủy việc kết hôn của họ.
– Thứ hai, việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện giữa đôi nam, nữ. Vi phạm sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn là có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối để kết hôn. Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Như vậy, khi việc kết hôn có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối thì được xác định là có căn cứ để Tòa án xử hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu. Tuy vậy, khi giải quyết các trường hợp này cần phải xem xét và đánh giá quan hệ tình cảm giữa các bên kể từ khi họ kết hôn cho đến khi Tòa án xem xét và giải quyết việc kết hôn của họ. Hướng giải quyết như sau:
Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà cuộc sống của hai bên không có hạnh phúc thì Tòa án sẽ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu sau khi bị cưỡng ép,bị lừa dối mà bên bị lừa dối, bị cưỡng ép đã thông cảm và tiếp tục chung sống hòa thuận thì Tòa án không quyết định hủy việc kết hôn.
– Thứ ba, người bị mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn. Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu vào thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật.
– Thứ tư, kết hôn giả tạo. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
– Thứ năm, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Đây là những hành vi bị pháp luật hôn nhân và gia đình cấm, bởi những hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hôn nhân và xâm hại đến chế độ hôn nhân và gia đình của nhà nước.
– Thứ sáu, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Thứ bảy, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Thứ tám, yêu sách của cải trong kết hôn.Đây là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Khi nam, nữ kết hôn với nhau mà thuộc một trong các trường họp trên, Tòa án sẽ ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
– Về quan hệ nhân thân: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết tương tự như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết :
Thủ tục đăng ký lại kết hôn do bị hủy kết hôn sai quy định pháp luật
Thẩm quyền đăng ký lại việc kết hôn
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về thủ tục đăng ký lại kết hôn; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giành quyền nuôi dưỡng cả hai con dưới 7 tuổi sau khi ly hôn
- Nộp đơn xin ly hôn tại nơi người vợ đang tạm trú có được không?
- Có phải dùng tài sản chung trả nợ mà chồng vay không?
- Thay đổi tên của cha mẹ thành tên của cha mẹ nuôi trên giấy khai sinh
- Thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn