19006172

Tước phù hiệu khi chở hàng vượt quá trọng tải từ 10% đến 30%

Nội dung câu hỏi:

Tôi điều khiển xe ô tô của công ty bị CSGT lập biên bản lỗi chở hàng quá trọng tải thiết kế của xe là 17%. Vậy cho tôi hỏi lỗi này thì bị xử phạt thế nào? Có phải bị tước phù hiệu và tước đăng kiểm xe đúng không?



Tước phù hiệu

Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Tước phù hiệu khi chở hàng vượt quá trọng tải từ 10% đến 30% của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Công thức tính tỷ lệ % quá tải trọng thiết kế của xe

Căn cứ tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về trọng tải như sau:

“9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”

Theo đó, xe vượt quá trọng tải được hiểu là xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm xe). Cách tính mức quá trọng tải như sau:

  • Khối lượng hàng chở quá tải = Khối lượng khi cân – ( khối lượng của xe+ khối lượng của hàng hóa chuyên chở)
  • Phần trăm quá tải = ( Khối lượng hàng chở quá tải /  Khối lượng của hàng hóa chuyên chở ) x 100%

Để minh họa cụ thể cách tính, chúng tôi xin đưa ra tình huống và cách tính mẫu như sau:

Tình huống: Xe tải có trọng xe là 2,5 tấn; khối lượng chuyên chở theo đăng kiểm là 3 tấn. Khi đi qua trạm cân thanh tra báo xe là 7,5 tấn.

Cách tính:

+) Khối lượng hàng chở quá tải = 7,5 tấn – ( 2,5 tấn + 3 tấn ) = 2 tấn

+) Phần trăm quá tải = ( 2 tấn / 3 tấn ) x 100% = 66,67%

Mức phạt người điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế 10-30%

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về các mức xử phạt khi chở hàng quá tải như sau:

STT

Mức quá tải

Mức phạt với lái xe

Hình thức phạt bổ sung

1

Dưới 10%

Không bị phạt

Không bị phạt

2

10 – 30%

800.000 – 01 triệu đồng

(điểm a Khoản 2 Điều 24)

3

30 – 50%

03 – 05 triệu đồng

(điểm a Khoản 5 Điều 24)

Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng

(điểm a Khoản 9 Điều 24)

4

50 – 100%

05 – 07 triệu đồng

(điểm a Khoản 6 Điều 24)

Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng

(điểm a Khoản 9 Điều 24)

5

100 – 150%

07 – 08 triệu đồng

(điểm a Khoản 7 Điều 24)

Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng

(điểm b Khoản 9 Điều 24)

6

Trên 150%

08 – 12 triệu đồng

(điểm a Khoản 8 Điều 24)

Tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng

(điểm c Khoản 9 Điều 24)

Như vậy, với hành vi chở hàng quá trọng tải thiết kế 17%, lái xe sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe

Mức phạt chủ phương tiện khi chở quá tải trọng thiết kế 10-30%

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt khi chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế của xe như sau:

STT

Mức quá tải

Mức phạt với chủ xe

Hình thức phạt bổ sung

1

Dưới 10%

Không bị phạt

Không bị phạt

2

10 – 30%

02 – 04 triệu đồng đối với cá nhân và 4-8tr đối với tổ chức

(điểm h Khoản 7 Điều 30)

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i Khoản 15 Điều 30 NĐ 100, sửa đổi tại Nghị định 123)

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). (điểm l Khoản 15 Điều 30)

3

30 – 50%

06 – 08 triệu đồng đối với cá nhân và 12 -16 triệu đối với tổ chức

(điểm d Khoản 9 Điều 30)

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i Khoản 15 Điều 30 NĐ 100, sửa đổi tại Nghị định 123)

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). (điểm l Khoản 15 Điều 30)

– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

4

50 – 100%

14 – 16 triệu đồng đối với cá nhân và 28-32 triệu đối với tổ chức

(điểm a Khoản 10 Điều 30)

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i Khoản 15 Điều 30 NĐ 100, sửa đổi tại Nghị định 123)

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). (điểm l Khoản 15 Điều 30)

– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

5

100 – 150%

16 – 18 triệu đồng đối với cá nhân và 32- 36 triệu đối với tổ chức

(Khoản 11 Điều 30)

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i Khoản 15 Điều 30 NĐ 100, sửa đổi tại Nghị định 123)

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). (điểm l Khoản 15 Điều 30)

– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

6

Trên 150%

18 – 20 triệu đồng đối với cá nhân và 36 – 40 triệu đối với tổ chức

(điểm a Khoản 12 Điều 30)

– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i Khoản 15 Điều 30 NĐ 100, sửa đổi tại Nghị định 123)

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). (điểm l Khoản 15 Điều 30)

– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng;

Như vậy, trong trường hợp công ty bạn giao xe cho lái xe điều khiển chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế 17% thì công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Có bị tước Tem đăng kiểm và Phù hiệu khi chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế xe 10-30%

Căn cứ theo Điểm i và Điểm l Khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp công ty bạn giao xe quá trọng tải 17% cho bạn điều khiển thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị tước phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Tước phù hiệu khi chở hàng vượt quá trọng tải từ 10% đến 30% bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

–>Bị thu giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông hay không?

luatannam