Xe chở hàng của gia đình có thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không?
Tôi có 1 xe ô tô tải 4 tấn dùng để chở hàng của gia đình thì có thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không? Trường hợp của tôi có bắt buộc phải gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình không
- Một số vấn đề liên quan đến phù hiệu và tải trọng của xe tải
- Đăng kí hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô theo luật hiện hành
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 190061
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề xe tải chỉ chở hàng của gia đình đến các đại lý, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xác định loại hình kinh doanh của xe ô tô tải gia đình
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp được định nghĩa như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó”.
Đồng thời, căn cứ Điều 50 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp:
“Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:
a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
c) Có từ 05 xe trở lên.
d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
Lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”.
Như vậy, Theo quy định này kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm: kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Xe ô tô dùng để chở hàng của gia đình được xếp vào hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Tuy nhiên, có 04 trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy đăng ký kinh doanh vận tải. Cụ thể là:
– Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
– Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
– Có từ 05 xe trở lên.
– Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
Do đó, trường hợp gia đình bạn có 01 xe tải 4 tấn dùng để chở hàng của nhà giao thì không thuộc trường hợp kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải có giấy phép kinh doanh vận tải.
Thứ hai, quy định về gắn phù hiệu đối với xe ô tô của gia đình
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.”
Theo đó, xe ô tô của gia đình bạn thuộc đối tượng không có Giấy phép kinh doanh vận tải và cũng không bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải nên xe này không thuộc trường hợp phải cấp phù hiệu.
Thứ ba, quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô của gia đình
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe
3. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.”
Như vậy, xe ô tô của gia đình bạn thuộc đối tượng không có Giấy phép kinh doanh vận tải và cũng không bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải nên xe này không thuộc trường hợp phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc. Bạn liên hệ Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
->Điều khiển xe không mang giấy vận tải thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng quy định năm 2023
- Xử phạt lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ theo quy định hiện hành
- Bằng lái xe hết hạn 11 tháng có được đổi lại bằng không?
- Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi chuyển hướng xe?
- Mức phạt người điều khiển xe máy chạy ngược chiều trên đường cao tốc