Tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ
Xin luật sư tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật Hình sự 1999
- Tư vấn về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Tư vấn về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) “Cải tạo không giam giữ” là một trong các hình phạt chính đối với người phạm tội. Căn cứ quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về cải tạo không giam giữ
Điều 36. Cải tạo không giam giữ
“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.”
Như vậy, theo quy định trên thì hình phạt này có một số điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ so với Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
Xuất phát từ quan điểm cải tạo không giam giữ là loại hình phạt không nhằm tước tự do của người bị kết án mà tạo cho họ cơ hội được cải tạo tại môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giúp đỡ của chính quyền, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng, quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ được sửa đổi, bổ sung trên tinh thần bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng cũng như tính chặt chẽ, khả thi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hình phạt này.
Về cơ bản, Điều luật kế thừa quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ của Bộ luật Hình sự năm 1999, đồng thời có ba điểm sửa đổi, bổ sung:
Thứ nhất, cụ thể hóa nội dung cải tạo không giam giữ đối với người không có việc làm, theo đó, người bị kết án không có việc làm ổn định hoặc mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong một thời hạn nhất định do Tòa án quyết định. Quy định này thể hiện quan điểm giáo dục cải tạo người phạm tội thông qua lao động.
Xác định cụ thể thời gian lao động phục vụ cộng đồng là không quá 4 giờ/một ngày và không quá 5 ngày/một tuần. Điều luật cũng quy định rõ: không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với năm đối tượng người bị kết án cải tạo không giam giữ sau đây: (1) phụ nữ đang có thai; (2) phụ nữ đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi; (3) người già yếu; (4) người bị bệnh hiểm nghèo; (5) người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Nhìn chung, đây là những đối tượng yếu thế, cần có chính sách bảo vệ đặc biệt.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, bổ sung quy định không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi lẽ, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, người đó không có thu nhập (lương) hàng tháng mà chỉ có một khoản phụ cấp tiêu vặt để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Thứ ba, bổ sung quy định về cách thức khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án cải tạo không giam giữ, theo đó, việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án sẽ được thực hiện hàng tháng với mức do Tòa án quyết định (từ 05% đến 20%).
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi: Tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tội giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người?
- Quay lén, phát tán clip cảnh nóng của người khác lên mạng phạm tội gì?
- Tiền trong ví có được tính là tiền tham gia đánh bạc?
- Quan hệ với học sinh lớp 10 thì có phạm tội không
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?