Cho tôi hỏi để làm việc tại Việt Nam thì lao động là công dân nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Bài viết liên quan:
- Trường hợp người lao động nước ngoài không phải làm giấy phép lao động
- Trường hợp lao động nước ngoài tại Việt Nam phải xin cấp giấy phép lao động
- Thủ tục đăng ký sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2012 thì điều kiện để lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
“1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”
Hơn nữa, tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP về điều kiện cấp Giấy phép lao động quy định:
“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng bốn điều kiện cơ bản sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Người có trình độ chuyên môn, tay nghề ở đây được những người này không phải là những người lao động phổ thông mà phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
– Sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc ở đây được thể hiện qua việc phải có giấy chứng nhận sức khỏe ở nước ngoài hay ở việt Nam theo quy định của bộ y tế
– Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được cấp bởi sở lao động- thương binh và xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động cấp. Trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, bao gồm:
“a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
…”
Vậy để người lao động nước ngoài vào Việt Nam hoạt động cần có những thủ tục và điều kiện nhất định, các doanh nghiệp khi sử dụng lao động cần lưu ý vấn đề này.
Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau: Thủ tục đăng ký sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Trong quá trình giải quyết, nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 đề được tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!
- Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động sau khi sửa đổi, bổ sung
- Cán bộ không chuyên trách xã có được tăng phụ cấp từ 1/7/2017?
- Sa thải và trừ tiền lương của người lao động tự ý nghỉ việc 07 ngày
- Nghỉ ốm đau quá nửa thời hạn theo hợp đồng lao động mùa vụ
- Trường hợp nào được giao kết HĐLĐ với bên thuê lại lao động?