19006172

Giao kết hợp đồng nhưng không biết nội dung thì hợp đồng có bị tuyên bố vô hiệu không?

Nếu bên A gọi bên B đến công ty bên A để sắp xếp công việc. Khi tới chỗ bên A đưa tờ giấy cho bên B ghi họ và tên, CMND…(ghi thông tin của bên B). Trong khi đó bên A không nói rõ là gì. Và lấy tờ giấy che chữ hợp đồng. Bên B đã ký tên như lời bên A và bên B không biết nội dung gì hết. Khi bên B về nhà mới biết đó là hợp đồng. Nếu vậy hợp đồng có phải là chưa thông qua không, hợp đồng đó có hiệu lực khi bên B ký mà bên A không cho biết gì không?


Bài viết liên quan:


giao kết hợp đồngTư vấn An Nam:

Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 388 Bộ luật dân sự 2005 về khái niệm hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“.

Với khái niệm trên thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Do đó, trường hợp này bạn không biết nội dung hợp đồng nên không có sự thống nhất ý chí giữa hai bên nên đây có thể là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu:

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu“.

Căn cứ Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa có quy định:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó“.

Do đó, một hành vi được xác định là lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập. Do đó, hành vi công ty A yêu cầu bạn ký tên vào hợp đồng và che dòng chữ “hợp đồng” nên bên B không biết là mình đang giao kết hợp đồng thì đây cũng được xác định là hành vi lừa dối và là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, theo Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế“.

Như vậy, đối với giao dịch dân sự được xác lập do lừa dối thì chỉ vô hiệu khi một trong các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Nếu quá thời hạn trên hoặc các bên không yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, do bên B không biết rõ nội dung hợp đồng là gì nên cần lưu ý trường hợp nội dung hợp đồng có thuộc các trường hợp quy định tại Điều 128 và 129 Bộ luật này không, tức là hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo. Trong những trường hợp này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. 

Và hậu quả của hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập“.

giao kết hợp đồng

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Do đó, khi hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Vậy nên khi bên B ký hợp đồng mà không biết rõ nội dung hợp đồng và hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu sẽ không làm phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên trong trường hợp này về mặt thực tế bên B sẽ phải chứng minh cho tòa án thấy được mình không biết được nội dung hợp đồng là do bên A cố tình lừa dối hoặc thời điểm bên B kí tên thì không biết rõ nội dung mình kí là hợp đồng như thế nào.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để biết thêm thông tin: Xử phạt khi người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động

Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam