Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn
Cho tôi hỏi: Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn. Công ty tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn có 80 lao động và hoạt động từ năm 2015 đến giờ. Nay chúng tôi đang có ý định thành lập công đoàn cơ sở. Vậy công ty có bị truy thu phí công đoàn của những năm trước đây không ạ. Chúng tôi đóng BHXH từ tháng 5.2015 cho 5 lao động. Xin cảm ơn.
- Chế tài khi không đóng phí công đoàn
- Hồ sơ đăng ký thành lập công đoàn cơ sở
- Trình tự thành lập Công đoàn cơ sở
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định khoản 4 điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.”
Căn cứ vào quy định trên; đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Do vậy, công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn có 80 lao động; hoạt động và đóng bảo hiểm từ tháng 5/2015. Theo đó; từ tháng 5/2015 công ty bạn không có tổ chức công đoàn nhưng vẫn phải đóng phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp, doanh nghiệp bạn không nộp kinh phí công đoàn thì theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về đóng phí công đoàn như sau:
“18. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:
………………
Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Doanh nghiệp bạn không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thì phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Đồng thời chậm nhất 30 ngày khi có quyết định xử phạt, doanh nghiệp bạn sẽ bị truy thu số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Trên đây là bài viết tư vấn về: Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đối tượng và mức đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng và mức đóng phí công đoàn
Trong quá trình giải quyết về: Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty xây dựng thang bảng lương có phải hỏi ý kiến công đoàn không?
- Lao động giúp việc nhà muốn nghỉ việc thì phải báo trước mấy ngày?
- Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021
- Thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ do khó khăn
- Phải làm ngay những việc này khi nghỉ việc để không mất quyền lợi