19006172

Người khác đứng tên trên đất của mình

Người khác đứng tên trên đất của mình

Mong tổng đài giúp tôi tư vấn về việc người khác đứng tên trên đất của mình. Tình trạng nhà tôi có tranh chấp đất đai với người bác ruột. Lúc trước ông nội có phân cho anh em mỗi người 1 phần đất canh tác. Mỗi anh em đều có sổ thu thuế nhà đất thời xưa màu hồng, đóng tiền mỗi năm. Cha tôi thì được 5 xào đất, những người kia cũng tương tự như vậy. Chuyện xảy ra khi người cha tôi mất (trước khi mất ông bà nội không để di chúc, chỉ có sổ thu thuế đất đai do nhà nước cung cấp) năm 1997, cha tôi mất đột ngột, tôi sinh ra năm 1996 trong thời gian đó vẫn canh tác bình thường, nhân viên địa chính đến thu tiền thì có nói người đứng tên trả tiền thuế đất đai đã mất nên sẽ thay đổi thành mẹ tôi đứng tên. Cho đến năm 1999 là năm nhà nước đổi mới thành sổ hồng như bây giờ, lúc đó do mẹ tôi không biết và chưa làm giấy tờ kịp, khi đi hỏi xã thì thông báo đất đã đứng tên người bác đó. Và từ đó xảy ra tranh chấp tới bây giờ, mẹ tôi có thưa kiện đến huyện nhưng mời ông bác 3 lần không thấy lên. (thiết nghĩ đất của ba tôi thì khi chết sẽ do má tôi đứng tên hoặc tôi đứng tên, cớ sao bác tôi lại lấy). Tôi vẫn đang sống và canh tác đất từ đó tới bây giờ với má tôi và đang tranh chấp. Nay xin hỏi tôi có khả năng khởi kiện và dành lại những phần đất đai của mình đang do người khác đứng tên không.



Người khác đứng tênTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề người khác đứng tên trên đất của mình, tổng đài xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì quyền sử dụng đất của gia đình bạn đang sử dụng là do ông bà tặng cho bố mẹ bạn đã lâu. Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định:

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ“.

Bên cạnh đó, điểm e và g khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai bao gồm:

1. Bằng khoán điền thổ.

2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.

5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.

6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.

7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Điều 18. Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai

Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

Người khác đứng tên

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép”.

Theo đó, nếu gia đình bạn có một trong các giấy tờ nêu trên và sử dụng đất ổn định, tức là sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất. Và khi đó, việc cấp giấy chứng nhận mảnh đất này cho người khác đứng tên là không đúng. Vì vậy, bạn cần phải nộp đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai về vấn đề đất được cấp cho người khác đứng tên.

Và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết“.

Theo quy định trên, để giải quyết tranh chấp đất đai, bạn cần nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Nếu hòa giải thành thì các bên thực hiện theo thỏa thuận, nếu hòa giải không thành thì gia đình bạn tiếp tục nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho bác bạn. Sau đó, để bảo đảm quyền lợi của gia đình, bạn cần làm thủ tục để cấp sổ đỏ.

Tóm lại

Nếu gia đình bạn có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng thửa đất thì việc cấp sổ đỏ cho bác bạn là không đúng pháp luật đất đai.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Người khác đứng tên trên đất của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề người khác đứng tên trên đất của mình tại bài viết: 

Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai

Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về người khác đứng tên trên đất của mình, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam