Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tôi cần được tư vấn về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Cụ thể:
Gia đình tôi được giao đất giãn dân vào năm 1992; được cấp sổ đỏ năm 1994 đứng tên đại diện chủ hộ ông Nguyễn Văn Toán (chồng tôi). Con trai tôi có nợ cháu Trương 5 triệu (Trương là cháu họ của tôi). Khi biết nhà tôi có mảnh đất giãn dân năm 1992 thì cháu Trương có nói với con tôi là nói với bố (ông Toán) cho mượn biên lai đóng thuế để đi vay tiền. Sau đó, chồng tôi có cho mượn nhưng không vay được tiền.
Đến năm 1994 khi biết gia đình tôi có sổ đỏ nên cháu Trường tiếp tục nói với con tôi là sẽ cho con tôi mượn 10 triệu và kêu ông Toán đưa sổ đỏ cho cháu để đi vay tiền. Do thân thiết nên chồng tôi có đưa sổ đỏ cho cháu để vay tiền. Theo đó, cháu Trương có làm một văn tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất với con tôi, trong đó có ghi rõ việc nhượng đất và tên của mọi người nhưng chỉ có con tôi ký tên còn vợ chồng tôi thì không ký. Mà theo tối biết con tôi không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp này.
Vậy kính mong tổng đài tư vấn giúp tôi sau này bên người mua cầm sổ đỏ kiện lại gia đình tôi thì sao? Con tôi viết giấy bán có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Vậy chúng tôi có thể kiện đòi sổ đỏ hoặc xin cấp lại sổ khác được không ạ?
- Thời hiệu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất
- Ai ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng đất hộ gia đình
- Người ký tên trên hợp đồng bán đất không có quyền sử dụng
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Theo đó, những thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm giao đất thì những người có quyền sử dụng đất. Vì vậy, họ đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, việc định đoạt tài sản là bất động sản, cụ thể là quyết định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự thỏa thuận, đồng ý của các thành viên trong gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, con trai bạn tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không đúng thẩm quyền.
Tóm lại, việc chuyển nhượng đất giữa con bạn và anh Trương bị vô hiệu vì không đúng thẩm quyền.
Thứ hai, về cấp lại sổ đỏ khi không mất
Về việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không bị mất, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không bị mất
Thứ ba, về trách nhiệm của con trai bạn khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
Theo quy định trên
Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa con trai bạn và anh Trương bị tuyên vô hiệu thì con trai bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại tương đương theo tỷ lệ lỗi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là quy định của pháp luật về thẩm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Con cái có được kiện tụng khi cha mẹ không chia tài sản?
- Có được phép đào ao nuôi ốc trên đất thổ cư không?
- Được bồi thường những gì khi bị thu hồi đất nông nghiệp?
- Tiền sử dụng đất đối với dân tộc thiểu số khi không sống ở vùng kinh tế khó khăn
- Thu hồi đất dự án chậm tiến độ do không có đủ nguồn vốn