Lấn, chiếm lối đi chung:
Gia đình em và gia đình hàng xóm có một lối đi chung, nhà em ở phía ngoài. Phần ngõ đi chung này có nguồn gốc từ đất của 2 gia đình cắt ra để làm ngõ đi từ ngày xưa, ngõ đi chung này cắt ngang ao gia đình em. Năm 1995 do nhà em xây nhà mới nên chuyển hướng cổng ra mặt đường không sử dụng ngõ đi chung nữa. Trên thực tế sổ đỏ nhà em là 520m2 diện tích sử dụng giờ gia đình em chỉ còn 360m2 diện tích sử dụng như vậy gia đình em còn thiếu 160m2 diện tích sử dụng ao do bị cắt ngang đường đi chung.
Gia đình hàng xóm đã xây bao quanh ao nhà em và đường đi chung làm đất sử dụng của họ. Gia đình em có gửi đơn tranh chấp đất đai đến UBND xã và UBND huyện từ năm 1997 đến nay nhưng họ vẫn không giải quyết. Rất mong được Luật sư tư vấn giúp ạ.
- Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
- Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về trường hơp lấn, chiếm lối đi chung, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền có lối đi chung của bất động sản bị vây bọc
Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lối đi như sau:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất; có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc; và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận; bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Do đó:
Nếu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác thì có thể yêu cầu người sử dụng bất động sản đó dành cho một lối đi hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản đó vẫn có quyền sở hữu đối với bất động sản của họ và họ phải dành ra một lối đi cho bất động sản bị vây bọc.
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn và hàng xóm cùng cắt đất ra để làm lối đi chung. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, diện tích đất trên giấy chứng nhận của gia đình bạn chỉ là 360 m2 mà không bao gồm phần diện tích 160 m2 cắt ra làm lối đi chung. Vì vậy, gia đình bạn cần phải có giấy tờ chứng minh 160m2 này mà của gia đình bạn mà không phải là của nhà hàng xóm.
Thứ hai, về giải quyết tranh chấp đất đai
Nếu hai gia đình không thể thương lượng, tự hòa giải thì bạn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND xã nơi có đất để hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì tiến hành giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền khác.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
…”
Vì phần đất tranh chấp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sau khi hòa giải tại UBND xã không thành thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để đòi lại đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Khởi kiện khi người khác sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Đất thực tế lớn hơn so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thu hồi đất lưu không có được bồi thường hay không?
- Quyền của người sử dụng đất tại Việt Nam khi đi định cư ở nước ngoài
- Quy định về điều kiện thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
- Tách 150m2 đất ở tại Nghệ An thành ba thửa có diện tích bằng nhau