Thỏa thuận về thời gian làm việc đúng với quy định pháp luật
Xin chào anh chị tư vấn An Nam, tôi muốn tư vấn về thỏa thuận về thời gian làm việc. Tôi làm việc ở công ty cấp nước tại Lâm Đồng. Theo tính chất công việc, công ty tôi làm việc 24/24; kể cả ngày cuối tuần, ngày lễ, tết. Trong công ty cũng có không ít nhân viên ở xa; do công ty ở xa khu dân cư.
Công ty có 4 kíp trực chia thành 2 nhóm; mỗi nhóm làm 3 ngày nghỉ 3 ngày. Trong 3 ngày làm việc chia thành 3 ca: 7h-15h, 15-23h, 23-7h; hai kíp làm việc luân phiên nhau; thời gian giữa các ca có thể nghỉ hoặc về nhà. Các kíp trực đủ ca thì hưởng lương theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; hợp đồng thỏa thuận thời gian làm việc theo giờ hành chính; 5 ngày làm việc/tuần. Thỏa ước lao động tập thể thỏa thuận tiền lương như trên; bên cạnh đó không còn thỏa thuận: không tính lương làm thêm giờ; thời gian làm việc trùng ngày nghỉ lễ tết thì tính lương theo quy định pháp luật. Sau đó thanh tra lao động đến công ty xem xét và nhắc nhở: thỏa thuận về thời gian làm việc vi phạm pháp luật lao động.
Do đó chúng tôi có ý định thay đổi thời gian lao động như sau:
+) Công ty vẫn có 4 kíp trực, chia 2 nhóm (trong nhóm có cả lao động nữ); làm việc 3 ngày nghỉ 3 ngày;
+) Thời gian việc một ngày chia 2 ca: từ 7h – 19h; 19h – 7h sáng hôm sau. Hai nhóm luân phiên nhau làm hết 3 ngày làm việc.
+) Tất cả người lao động thỏa thuận không tính giờ làm thêm; ngày làm việc cuối tuần. Chỉ tính tiền lương ngày lễ, tết và thỏa thuận trong thỏa ước lao động.
+) Thời gian làm việc trong tháng khoảng 180 giờ.
Theo anh chị, thỏa thuận về thời gian làm việc của chúng tôi có vi phạm quy định của pháp luật không?
Bên cạnh đó, công ty tôi có chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động; nhưng không ghi vào trong hợp đồng lao động. Công ty làm thế có đúng không? Mong anh chi tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc như thế nào?
- Hợp đồng lao động có điều khoản trái pháp luật
- Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp về thỏa thuận về thời làm việc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề thỏa thuận về thời gian làm việc của người lao động. Ta thấy các điểm sau:
Về thời gian làm việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày; nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại’ nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”
Như vậy
Thời gian làm việc một ngày không quá 8 giờ. Nếu làm việc theo ngày thì không quá 10 giờ/ngày và 48 giờ trong 1 tuần.
Trong trường hợp của bạn: công ty bạn một ngày làm 2 ca: từ 7h – 19h, 19h-7h sáng hôm sau; làm 3 ngày nghỉ 3 ngày. Thời gian làm mỗi ca là 12 giờ. Như vậy thời gian làm việc trong thỏa thuận trên vượt quá thời gian làm việc tối đa theo quy định của pháp luật lao động. Nên công ty bạn cần thỏa thuận lại về thời gian làm việc, đảm bảo một ngày không làm việc quá 8 giờ; hoặc không quá 10 giờ/ngày nếu quy định thời giờ làm việc theo tuần.
Về thời gian làm thêm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ Luật lao động 2012:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.”
Như vậy, thời gian làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường do pháp luật quy định; hoặc theo thỏa thuận của các bên thì được coi là thời gian làm thêm.
Theo thông tin bạn cung cấp: hợp đồng lao động thỏa thuận làm việc theo ngày. Nhưng thời gian làm việc một ca của bạn là 12 giờ. Do đó thời gian làm việc tối đa của bạn là 8 giờ/ ngày hoặc 10 giờ/ngày nếu quy định thời giờ làm việc theo tuần; thời gian làm việc vượt quá mức này đều được tính là thời gian làm thêm.
Thỏa ước lao động của công ty thỏa thuận không tính tiền làm thêm giờ là trái với quy định của pháp luật. Nên công ty bạn cần thay đổi thỏa thuận về tiền lương làm thêm giờ.
Về thời gian làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Bộ Luật lao động 2012:
“Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.”
Như vậy, người lao động phải được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần. Ngày nghỉ hàng tuần được ghi rõ trong thỏa ước lao động. Trong trường hợp của bạn: hợp đồng lao động công ty thỏa thuận làm việc 5 ngày trong tuần; nên công nhân được nghỉ 2 ngày một tuần. Thời gian nghỉ hàng tuần phải được quy định cụ thể. Trường hợp người lao động đi làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần thì phải được tính là làm thêm; được trả lương làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần theo đúng quy định.
Về phụ cấp độc hại của người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
“Điều 21. Tiền lương
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.”
Như vậy
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bao gồm các thành phần sau: tiền lương; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Phụ cấp lương được ghi trong hợp đồng phải mang tính chất bù đắp về điều kiện lao động; tính chất của công việc; mức độ thu hút lao động chưa được tính vào lương.
Trong trường hợp của bạn: công ty trả bạn phụ cấp nặng nhọc, độc hại. Khoản phụ cấp này mang tính chất bù đắp về điều kiện lao động. Do đó khoản phụ cấp này phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Công ty không ghi trong hợp đồng lao động là không đúng với quy định pháp luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại, trong trường hợp của bạn: các thỏa thuận về thời gian làm việc có nhiều vấn đề trái với quy định của pháp luật. Do đó công nhân và công ty bạn cần xem lại thỏa thuận về thời gian làm việc. Còn khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại cần phải ghi nhận trong hợp đồng lao động.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thỏa thuận về thời gian làm việc đúng với quy định pháp luật.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Mức tiền lương khi làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần
Nếu có vấn đề thắc mắc về về thỏa thuận về thời làm việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty chỉ thông báo 01 lần trước khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
- Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút mỗi ngày
- Công ty không cho nghỉ khi đã thông báo trước đủ 30 ngày?
- Xử lý kỷ luật sa thải trái quy định pháp luật
- Công ty giữ hợp đồng lao động đã ký thì hợp đồng có hiệu lực không?