Lao động nữ đang nuôi con có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Tôi là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mới đây, tôi đã có hành vi vi phạm nội quy của công ty. Vậy cho tôi hỏi tôi có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Bài viết liên quan:
- Người lao động tự ý nghỉ việc bao lâu thì bị xử lý kỷ luật sa thải?
- Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Điều kiện cho thuê lại lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:
“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”.
Và khoản 3,4 Điều 155 Luật Lao động năm 2012 cũng quy định rõ:
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 về xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi:
“1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”.
Như vậy trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động mục đích là để có thể đảm bảo việc làm cũng như khả năng kinh tế cho người đang nuôi con nhỏ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tuy nhiên, can cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật lao động năm 2012 về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Như vậy, bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian con của bạn dưới 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị xử lý kỷ luật lao động sau khi con đủ 12 tháng tuổi:
Nếu thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đang còn thì bạn vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật.
Nếu thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì công ty có thể kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thêm 60 ngày. Và sau khi con bạn đủ 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỉ luật kéo dài vẫn còn thì bạn vẫn sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bên thuê lại lao động có được quyền sa thải người lao động hay không?
- Làm việc không đủ 8 giờ liên tục có được nghỉ giữa giờ 30 phút?
- Giảm giờ làm cho NLĐ mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc
- Thời gian làm thêm giờ của người lao động phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Khởi kiện khi công ty không trả phép năm cho người lao động