Tranh chấp về việc sử dụng giếng nước chung
Tranh chấp về việc sử dụng giếng nước chung? Nhà tôi trước đây có xây cái giếng khoan bên cạnh cổng và nằm trên đất của nhà tôi (đất có sổ đỏ). Cái giếng nước này là giếng nước chung của khoảng 6-7 hộ gia đình sử dụng. Đến thời điểm hiện tại giếng nước chung đã không còn ai sử dụng cách đây hơn 3 năm. Do bố mẹ tôi sợ các cháu chơi rơi xuống giếng nên rào lại. Nay nhà tôi xây lại nhà nên bố mẹ tôi đổ bê tông sân nhà phủ luôn giếng nước chung nên bị nhà hàng xóm khởi kiện.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị lấn chiếm
- Làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về tranh chấp về việc sử dụng giếng nước chung; Tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất quyền sở hữu đối với giếng nước chung
Căn cứ theo quy định tại Điều 166 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Như vậy
Người sử dụng đất được nhà nước cấp sổ đỏ, tức là công nhận quyền sử dụng đất. Nên người sử dụng đất được quyền tạo lập các tài sản trên đất và hưởng các thành quả lao động, lợi tức từ việc đầu tư trên đất cũng như là định đoạt các tài sản hình thành trên đất của mình.
Trong trường hợp của bạn: gia đình bạn xây dựng giếng nước chung trên đất của gia đình bạn và cho các hộ gia đình kế bên sử dụng chung không có nghĩa là giếng nước đó là tài sản chung của các hộ gia đình đó. Chính vì thế việc gia đình bạn san lấp giếng nước chung không vi phạm quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ hai về giải quyết tranh chấp với nhà hàng xóm
Hiện nay gia đình bạn xảy ra tranh chấp với hàng xóm về việc sử dụng giếng nước chung thì căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Như vậy, nếu hai bên không thể tự mình thỏa thuận giải quyết tranh chấp lao động thì có thể làm yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải. Nếu hai bên hòa giải không thành thì gia đình hàng xóm có thể là đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Và trong trường hợp này, gia đình bạn cần xuất trình các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu giếng nước và quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi cho gia đình mình. Và khi bạn đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh về quyền của mình thì Tòa án sẽ tuyên gia đình bạn có quyền lấp giếng nước và xây dựng trên phần đất của mình.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tranh chấp về việc sử dụng giếng nước chung.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Mọi vướng mắc về hành vi lấn chiếm đất đai bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thủ tục cấp GCNQSDĐ trong trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền
- Miễn giấy phép xây dựng đối với khu vực trung tâm xã đã có quy hoạch
- Xây dựng tường rào trên phần đất nằm trong quy hoạch dự án treo
- Có được sử dụng tiếp đất trồng lúa khi hết hạn mà không gia hạn?
- Hướng dẫn điền mẫu đơn 01/LPTB khi chuyển nhượng nhà đất