Mua lại nhà đất bị ngân hàng tịch thu
Kính gửi công ty, tôi muốn hỏi về việc đứng tên sổ đỏ theo luật mới. Miếng đất gia đình tôi đang ở trước đây là của ông cha để lại. Tuy nhiên năm 2005, do làm ăn phá sản nên ngân hàng tịch thu. Gia đình tôi do bố tôi đứng tên mua lại nhà đất và trả tiền cho ngân hàng để tiếp tục làm ăn. Sau đó, gia đình chú ruột tôi có lên làm cùng và chú tôi cũng ra ngân hàng đóng khoản tiền như gia đình tôi để trả nợ ngân hàng. Trong biên bản thỏa thuận với ngân hàng có ghi rõ cả bố tôi và chú tôi đều có nghĩa vụ trả nợ và mỗi người được mua 1/2 mảnh đất sau đó sẽ làm sổ đỏ riêng. Đến năm 2015, chú tôi đơn phương đóng nốt khoản tiền trả nợ ngân hàng và đứng tên cả mảnh đất này mà không cho gia đình tôi biết. Bây giờ gia đình tôi phải mang tiếng ở nhờ, ở thuê. Chú tôi cũng không muốn tách sổ cho gia đình tôi. Tôi muốn hỏi trường hợp này có thể giải quyết như thế nào để gia đình tôi lấy lại được công bằng. Mong công ty trả lời sớm giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
- Ngân hàng thu hồi đất là tài sản thế chấp
- Sổ đỏ bị sai thông tin điều chỉnh như thế nào?
- Sử dụng đất ổn định có được cấp sổ đỏ?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: Mảnh đất gia đình bạn đang ở đã bị ngân hàng tịch thu từ năm 2005, do đó, sau khi kê biên tài sản mảnh đất đã thuộc sở hữu của ngân hàng và ngân hàng có toàn quyền quyết định chuyển nhượng mảnh đất cho ai.
Căn cứ Điều 194 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền định đoạt của chủ sở hữu quy định:
“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”
Và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 có nói đến khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Theo đó, ngân hàng có quyền bán mảnh đất cho chủ thể nào họ thấy phù hợp thông qua hợp đồng mua bán: một bên giao đất, một bên giao tiền.
Tuy nhiên, vì cả bố và chú bạn đều đứng tên ra mua lại nhà đất và trả một phần tiền cho ngân hàng để được tiếp tục sử dụng, đồng thời thỏa thuận 3 bên: cả bố và chú bạn đều được quyền mua 1/2 miếng đất sau đó tách sổ đỏ riêng. Nên cả bố và chú bạn đều là bên mua trong giao dịch mua bán này, đều có nghĩa vụ tiếp tục trả khoản nợ ngân hàng và có quyền sở hữu chung theo phần với mảnh đất sau khi đã trả nợ.
Theo Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần:
“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như vậy, bố và chú bạn mỗi người có quyền với 1/2 mảnh đất.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tuy nhiên, năm 2015 chú bạn đã đơn phương trả toàn bộ khoản nợ ngân hàng và đứng tên toàn bộ mảnh đất mà không thông báo cho gia đình bạn. Chú bạn đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi bố bạn không có mặt tại đó, nên ngân hàng đã giao toàn bộ quyền quản lý tài sản cho chủ sở hữu chung còn lại là chú bạn.
Hiện nay, chú bạn không muốn chia đất theo thỏa thuận cũ thì gia đình bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để buộc chú bạn và ngân hàng tiếp tục thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng để bố bạn được thực hiện nghĩa vụ trả nợ phần của mình cho ngân hàng và đứng tên mua 1/2 mảnh đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thủ tục thực hiện tách thửa đất thổ cư
Cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về đất là tài sản thế chấp, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.