19006172

Xây nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp

Xây nhà trên đất nông nghiệp

Xin hỏi: Có quy định pháp luật về thời gian kiểm tra xây nhà trên đất nông nghiệp không? Tôi mua một mảnh đất có giấy tờ xác nhận của địa phương, tôi đã xây nhà và sinh sống tại đây 2 năm từ năm 2015 đến nay. Từ khi xây dựng đến nay không bị xử lý vi phạm gì. Nhưng gần đây UBND xã nói đây là công trình xây dựng trái phép và sẽ bị xử lý. Vậy họ nói thế có đúng pháp luật không khi đã hơn 2 năm trôi qua?



Tư vấn pháp luật đất đai:Xây nhà trên đất nông nghiệp

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Theo đó, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã xây nhà trên đất nông nghiệp (cụ thể là đất trồng lúa). Đây là hành vi vi phạm pháp luật do sử dụng đất không đúng mục đích vì đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất nông nghiệp mà không được xây nhà để ở.

Theo quy định tại điểm d và e khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất:

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

Như vậy, phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và cần phải xin phép thì bạn mới được quyền xây căn nhà hiện tại.

Về vấn đề xử lý vi phạm hành chính khi tự ý xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

Vì bạn chưa tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất mà đã xây nhà trên đất này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả theo căn cứ Khoản 3, 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

“Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;…”

Xây nhà trên đất nông nghiệp

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm đã kết thúc trong lĩnh vực đất đai là 02 năm, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Như vậy, theo quy định trên, tùy từng trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện hay chưa mà có cách xử lý khác nhau:

+) Nếu bạn xây nhà trên đất nông nghiệp đã hơn 2 năm thì đã hết thời hiệu xử phạt hành chính về đất đai, bạn sẽ chỉ buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, tức là buộc phải tháo dỡ nhà đã xây dựng để khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

+) Nếu bạn xây nhà trên đất nông nghiệp chưa hết thời hiệu 2 năm này, bạn sẽ vừa bị xử phạt vi phạm hành chính, vừa buộc phải tháo dỡ nhà đã xây dựng.

Tóm lại, bạn xây nhà trên đất nông nghiệp khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất, đây là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng khi xét thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về đất đai thì tùy từng trường hợp, bạn có thể phải tháo dỡ ngôi nhà đã xây dựng trái phép và/hoặc phải đóng tiền xử lý vi phạm hành chính về đất đai.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam