Bồi thường khi thu hồi đất không có sổ đỏ mà chỉ có giấy trích lục
Bồi thường khi thu hồi đất không có sổ đỏ mà chỉ có giấy trích lục? Gia đình tôi đang có mảnh đất do ông nội để lại và đất ông tôi sử dụng từ năm 1980 nhưng không có sổ đỏ. Hiện nay nhà nước đang giải phóng đất làm đường quốc lộ thì xảy ra tranh chấp với người cháu họ của bố tôi. Anh ấy có giấy trích lục do ông cố tôi để lại và xã bồi thường giá đất theo giá hoa màu là 12 triệu (ai canh tác người đó nhận tiền). Nhưng xã lại bắt gia đình tôi ký giấy phải đưa cho gia đình anh ấy 4 triệu đồng. Xin cho tôi hỏi, giấy trích lục hiện nay còn giá trị không? Và xét về mặt pháp lý xã bắt gia đình tôi làm như thế có đúng không?
- Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
- Trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về vấn đề bồi thường khi thu hồi đất đang có tranh chấp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP:
“Điều 30. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3. Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.”
Như vậy
Đối với diện tích đất bị thu hồi đang có tranh chấp chưa được giải quyết xong thì tiền bồi thường với phần đất bị thu hồi sẽ được chuyển vào kho bạc Nhà nước; sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tiền bồi thường sẽ được trả cho người được xác định có quyền sử dụng đất sau tranh chấp.
Do đó, mảnh đất của gia đình bạn đang có tranh chấp với cháu họ của bố bạn nên việc bồi thường sẽ không được chi trả ngay mà chờ sau khi giải quyết xong tranh chấp thì xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp thì mới được bồi thường. Vậy việc UBND xã cho gia đình bạn nhận bồi thường sau đó yêu cầu chia cho cháu họ của bố bạn 4 triệu như thế là không đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai về giá trị pháp lý của giấy trích lục
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới là văn bản Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Giấy trích lục không phải là thuật ngữ pháp lý nó chưa được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013 hay các văn bản pháp luật khác, trên thực tế nó được coi như một hình thức cung cấp, xác định các thông tin về đất đai như địa chỉ, diện tích, số thửa, tờ bản đồ…của mảnh đất đó. Trong trường hợp này, giấy trích lục không có giá trị pháp lý công nhận việc cháu của bố bạn có phải là chủ sở hữu.
Do đó việc tranh chấp đất đai của gia đình bạn và cháu của bố bạn phải tiến hành hòa giải tại UBND xã. Nếu hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bồi thường khi thu hồi đất không có sổ đỏ mà chỉ có giấy trích lục.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có thể đòi lại quyền sử dụng đất là tài sản chung chồng tự ý bán?
Đòi lại quyền sử dụng đất khi đã tặng cho
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghĩa vụ tài chính khi bán cả mảnh đất và khi tách thành nhiều thửa
- Thủ tục hòa giải tranh chấp theo quy định của luật đất đai
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
- Đang ghi nợ tiền sử dụng đất có được xin giấy phép xây dựng?
- Xây ống thoát nước mưa gây ảnh hưởng đến nhà hàng xóm