Quyền hưởng di sản thừa kế
Quyền hưởng di sản thừa kế? Em lập gia đình năm 2011 và đã ly hôn. Hộ khẩu của em bị gia đình cắt năm 2007. Nay cha em vừa mất; mẹ em đuổi em ra khỏi nhà và không cho em được quyền thừa kế tài sản là mảnh đất mà cha em để lại. Nếu em có nhà cửa thì em có được quyền hưởng thừa kế di sản của cha em để lại không. Vì giờ mẹ em toàn quyền quyết định nên bà đuổi em ra khỏi nhà vì em không có tên trong hộ khẩu.
- Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp không nêu rõ việc bố bạn mất có để lại di chúc hay không nên trước hết bạn cần xác định bố bạn có để lại di sản hay không và bạn có quyền được biết bố bạn có để lại di chúc hay không. Do đó chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo các hướng sau:
Hướng 1: Bố bạn có di chúc hợp pháp chia nhà đất cho bạn
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của người mất đối với việc chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi mất
Trong trường hợp này, bố bạn đã có di chúc để lại nhà đất cho bạn thì bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế. Và mẹ bạn không có quyền cấm bạn hưởng thừa kế di sản do bố bạn để lại.
Nếu mẹ bạn vẫn ngăn cấm bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất chia di sản thừa kế.
Hướng 2: Bố bạn có di chúc phân chia nhà đất nhưng không chia cho bạn
Như đã phân tích ở trên, di chúc thể hiện ý chí của người mất đối với việc chuyển giao tài sản sau khi họ mất. Do đó nếu di chúc của bạn không phân chia nhà đất cho những người khác mà không có bạn thì bạn không có quyền thừa kế di sản của bố bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không có khả năng lao động thì bạn vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Hướng 3: Bố bạn mất nhưng không để lại di chúc
Di sản của bố bạn mất nhưng không có di chúc định đoạt thì sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật cho các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Như vậy
Khi bố bạn mất thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: ông bà nội, mẹ bạn và các anh chị em của bạn và bạn. Do đó bạn vẫn có quyền thừa kế nhà và đất do bố bạn để lại dù không có tên trong cùng sổ hộ khẩu với mẹ bạn.
Vậy việc mẹ bạn tự ý tước quyền hưởng di sản của bạn là không đúng quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn yêu cầu chia di sản thừa kế và gửi tới Tòa án nhân dân huyện nơi có đất.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Quyền hưởng di sản thừa kế.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về quyền hưởng di sản thừa kế, bạn vui lòng tham khảo tại các bài viết:
Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Mức hộ trợ đối với mộ đất trên 3 năm chưa cải táng phải di dời tại Quảng Bình
- Thế chấp nhà ở sau khi ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Điều kiện để được nhận thừa kế đất trồng cây lâu năm
- Kiện đòi đất cấp sổ đỏ trái quy định nhưng đã được chuyển nhượng cho người khác
- Giao đất ở có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá