Thời hiệu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Gia đình tôi có 7 anh em đều đã có gia đình, cha mất năm 1975, mẹ mất năm 1985 (đều không để lại di chúc). Tôi có 1 cô em gái có gia đình nhưng không may em gái tôi mất năm 1999 và không có con (có giấy đăng ký kết hôn), còn chồng của em tôi thì sau này đã lập gia đình riêng. Nay năm 2015 nhà tôi làm di sản thừa kế để làm sổ hồng đứng tên chung cho 6 anh chị em thì bên Phòng đăng kí nhà đất không đồng ý, kêu phải khai thêm tên em gái tôi đã mất, và hỏi có kết hôn hay chưa, nếu có thì chồng phải lên làm giấy tờ gì đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Là chồng của em tôi có quyền được hưởng thừa kế 1 phần trong căn nhà này không? Tôi nghe nói là trong vòng 10 năm thì phải, nếu không có khiếu kiện gì về di sản thừa kế thì sẽ còn quyền lợi gì nữa, xin hỏi có đúng như vậy không?
- Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền thừa kế
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh 44/LCT-HĐNN8/1990 về thừa kế:
“Điều 5: Người thừa kế
1- Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
Người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người sinh ra sau khi người lập di chúc chết, nhưng đã thành thai trước khi người lập di chúc chết cũng là người thừa kế di chúc.
Người thừa kế là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.”
Như vậy, người thừa kế là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế.
Trong trường hợp của bạn: thời điểm bố mẹ của bạn mất thì em gái của bạn vẫn còn sống. Do đó em gái bạn là một trong những người thừa kế di sản do bố mẹ để lại.
Theo Điều 25 Pháp lệnh 44/1990:
“Điều 25: Những người thừa kế theo pháp luật
1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
…..
2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau….”
Theo đó, em gái bạn đã mất, 2 vợ chồng em bạn không có con, thì chồng của em bạn được chia phần thừa kế mà đáng lẽ ra em bạn được hưởng từ bố mẹ bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Thứ hai, về thời hiệu thừa kế
Pháp lệnh 44/1990 về thừa kế có quy định về thời hiệu khởi kiện mở thừa kế như sau:
“Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
1- Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác….”
Theo quy định trên, thời hạn mở thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên, Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế mới:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thời hiệu phân chia di sản thừa kế là bất động sản
Theo đó, thời hiệu phân chia di sản thừa kế với bất động sản là 30 năm, sau khi hết thời hiệu, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản hoặc người đang chiếm hữu di sản theo quy định của Điều 236 Bộ Luật Dân sự 2015.
Ông bà bạn đã mất từ năm 1985, đến nay là hơn 30 năm nên thời hiệu phân chia di sản thừa kế đã hết, mảnh đất thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản hoặc người đang chiếm hữu di sản theo quy định của Điều 236 Bộ Luật Dân sự 2015. Nếu các đồng thừa kế vẫn muốn chia thừa kế và người này đồng ý thì chia mảnh đất theo quy định về chia tài sản chung.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Sử dụng đất ổn định có được cấp sổ đỏ?
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Mức tiền đóng khi công ty chuyển mục đích từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh
- Quy định về xây dựng tường rào trong khu đô thị
- Bồi thường, hỗ trợ chi phí di dời mồ mả tại tỉnh Nam Định
- Quy định về các điều kiện để được phép tách thửa tại Tây Ninh
- Quy định về thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã