Mở lối đi tạm qua bất động sản liền kề
Mở lối đi tạm qua bất động sản liền kề? Tôi mua một mảnh đất rộng 1m, dài 15,34 m của ông Hùng năm 2012 để làm lối đi mặc dù phần đất này trước kia là đường đi từ thời ông bà tôi. Tôi có làm giấy viết tay có chữ lý của ông Hùng và 2 người con trai của ông, có 2 người liền ranh giới đất ký làm chứng và tôi có đem cho trưởng áp ký xác nhận.
Bây giờ người vợ của ông Hùng đã bỏ đi từ năm 2008 đến nay lại về rào lại đường với lý do là bà là vợ không có ký tên nên tôi không có quyền dùng. Hội đồng hòa giải xã đề nghị mở rào cho gia đình tôi đi tạm nhưng bà vợ vẫn rào lại đường. Vậy trường hợp này tôi phải làm như thế nào?
- Khởi kiện giải quyết quyền về lối đi chung
- Có được xây cổng trên lối đi chung?
- Quyền về lối đi của thửa đất bị vây bọc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề mở lối đi tạm; Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất về mở lối đi tạm trong thời gian giải quyết tranh chấp
Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì khi có tranh chấp xảy ra thì các bên phải bảo đảm nguyên trạng đất làm căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Do đó việc hai bên có tranh chấp đất đai mà vợ ông Hùng cố tình rào đường lại không có gia đình bạn đi lại là thay đổi hiện trạng của đất nên theo quy định tại Điều 208 Luật đất đai năm 2013 thì bạn có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã tiến hành phá bỏ rào cản để phục hồi nguyên trạng con đường như lúc đang có tranh chấp.
Thứ hai về mở lối đi qua bất động sản liền kề
Căn cứ theo quy định tại Điều 254 Bộ Luật Dân sự 2015:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Chủ sở hữu bất động sản liền kề bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc để cho mình một lối đi hợp lý.
Do đó nếu gia đình bạn không có lối đi thì bạn có thể yêu cầu một trong các nhà liền kề để cho bạn lối đi hợp lý. Nếu họ không đồng ý thì bạn có thể là đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho mình một lối đi hợp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Mở lối đi tạm qua bất động sản liền kề.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Tranh chấp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Nếu có vấn đề gì vướng mắc mở lối đi tạm qua bất động sản liền kề; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được Tổng đài tư vấn.
- Đất thu hồi làm kè sạt lở có được bồi thường
- Trách nhiệm của Ban quản lý nhà chung cư trong tranh chấp đất đai
- Quy định về bồi thường đất xây dựng nhà thờ họ khi bị thu hồi đất
- Mua đất và đóng tiền sử dụng đất khi bên bán nhận đất tái định cư
- Trường hợp xây dựng nhà xưởng trên đất ở không cần xin phép