Đền bù khi thu hồi đất thừa kế
Đền bù khi thu hồi đất thừa kế? Tháng 6 năm 1945, bà nội tôi có mua đất vườn tại thủ đô Hà Nội (có sổ chủ quyền và xác nhận của địa phương), bà nội đứng tên chủ sở hữu. Năm 1987 bà nội tôi mất (ông tôi mất trước khi bà nội tôi mua đất), mảnh đất đó đã sang tên cho các con của bà. Năm 1980, bố tôi cùng một số cô chú di cư vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất vườn để lại cho chú út trông coi. Hiện nay nhà nước đang có chính sách giải tỏa và đền bù. Vậy bố và các cô chú tôi đã vào TP. Hồ Chí Minh có được nhận khoản đền bù không?
- Tranh chấp chia lại di sản thừa kế
- Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: Đền bù khi thu hồi đất thừa kế; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“12. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.”
Như vậy, việc bồi thường về đất là việc Nhà nước chi trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng. Và người sử dụng đất ở đây theo Điều 5 Luật đất đai năm 2013 bao gồm:
+ Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
+ Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
+ Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo thông tin bạn cung cấp: mảnh đất nói trên là di sản thừa kế của bà nội bạn để lại và được các con hưởng di sản thừa kế. Hiện nay tất cả các con của bà nội bạn đều đứng tên quyền sử dụng đất nói trên và được coi là người sử dụng đất. Do đó khi nhà nước thu hồi về đất thì tất cả các con của bà nội bạn đều được hưởng khoản tiền bồi thường khi thu hồi mảnh đất thừa kế; việc chia bồi thường do các con của bà nội bạn thỏa thuận.
Việc bố và một số cô chú của bạn cư trú trong thành phố Hồ Chí Minh không mất đi quyền sử dụng đất của họ theo Khoản 2 Điều 169 Luật đất đai năm 2013:“2. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 191 và Điều 192 của Luật này.”
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Đền bù khi thu hồi đất thừa kế.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Bồi thường khi bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề thắc mắc về đền bù khi thu hồi đất thừa kế.; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.