Một bên không thực hiện biên bản hòa giải tranh chấp tại xã
Tôi và ông An có đổi đất nông nghiệp làm đường vận chuyển hoa màu từ năm 2000 đến nay nhưng không có giấy đổi đất. Đến nay ông Định có đất giáp ranh đường đi của tôi đã lấn chiếm làm mất đường đi của tôi. UBND xã đã giải quyết xác định ranh giới, hai bên đã đồng ý kí tên vào văn bản. Nhưng ông Định vẫn tiếp tục sử dụng phần đất lấn chiếm, hung hăng khi đề cập đến biên bản hòa giải. Xin hỏi luật sư là tôi phải làm gì và gặp cơ quan nào để được giải quyết. Trong khi chờ đợi sự tư vấn của luật sư tôi xin chân thành cảm ơn.
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
- Tranh chấp đất đai do ông bà để lại
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
“Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”
Trong trường hợp của bạn, ông An đã thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải nên bạn hãy yêu cầu UBND xã lập biên bản hòa giải không thành để bạn tiếp tục thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự…”
Theo đó, sau khi UBND xã lập biên bản hòa giải không thành thì tranh chấp của bạn và ông An sẽ được giải quyết tương ứng với hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu diện tích đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong số những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013
Trong trường hợp này tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp 2: Nếu diện tích đất tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có một trong số những giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013
Trong trường hợp này bạn và ông An có thể lựa chọn UBND cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Tiền sử dụng đất phải nộp khi được UBND xã giao đất từ năm 1999
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho em trai có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Quy định về việc xin ý kiến xác nhận của người dân đối vấn đề xác minh đất đai
- Không cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở khi đất có thông báo thu hồi
- Cấp giấy chứng nhận cho đất sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993