Tôi làm việc từ năm 2007 đến hết năm 2015 thì nghỉ việc. Khi chấm dứt hợp đồng thì công ty không trả trợ cấp thôi việc cho tôi và nói tôi chỉ được hưởng BHTN. Vậy có đúng không? Nếu công ty sai thì có bị phạt gì không?
Bài viết liên quan:
- Thời gian thử việc có được tính để nhận trợ cấp thôi việc không?
- Trợ cấp thôi việc, mất việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động ?
- Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc tại công ty
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 48 Luật lao động 2012 về trợ cấp thôi việc:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Căn cứ Điều 140 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 về hiệu lực thi hành:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009“.
Theo quy định trên, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 01 tháng 01 năm 2009. Bên cạnh đó, thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã chi trả trợ cấp thôi việc.
Vậy nên, bạn làm việc tại công ty từ năm 2007 đến năm 2016 nên công ty sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn từ năm 2007 đến năm 31 tháng 12 năm 2008, còn từ năm 2009 đến hết năm 2015 bạn đến cơ quan BHXH để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Do đó, công ty không trả trợ cấp thôi việc cho bạn là trái với quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: … không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật…..:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên“.
Như vậy, khi công ty không trả trợ cấp thôi việc cho bạn thì sẽ bị phạt hành chính với hình thức phạt tiền. Số tiền bị xử phạt tùy vào trường hợp số lượng người lao động không được chi trả trợ cấp thôi việc. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể khiếu nại tại ban giám đốc công ty hoặc viết đơn khiếu nại đến Phòng lao động thương binh – xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở để được giải quyết.
Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết: Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc tại công ty
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian làm thêm giờ của người lao động phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Có bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện vụ án lao động không?
- Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu
- Có bắt buộc phải đăng ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp?
- Tại sao công ty không trả trợ cấp thôi việc