Xác định người có quyền chuyển nhượng đất
Cho cháu hỏi về việc: Xác định người có quyền chuyển nhượng đất. Gia đình ông bà cháu có 7 đứa con, trong đó có 5 nam và 2 nữ. Hai bác cháu mất lúc đi chiến tranh còn lại hai bác gái là vợ của 2 bác. Sau khi ông bà cháu mất thì có để lại một mảnh đất. Lúc ông bà mất thì có ba mẹ cháu và 1 bác gái (là vợ của Bác cháu) cùng ở đó. Sau 1 thời gian bác gái chuyển về nhà mẹ đẻ ở. Ba mẹ và mấy chú bác có gọi bác gái quay lại ô đất đó để sống nhưng bác gái ko chịu. Bây giờ ô đất đó đã có sổ đỏ do ba cháu đứng tên (mọi người cho ba cháu đứng tên và đã làm giấy tờ hợp pháp).
Tuy nhiên vì phải đi làm ăn xa, chú út nhà cháu lại gặp khó khăn nên ba cháu đã cho mượn sổ đỏ đó để thế chấp ngân hàng. Không dừng lại ở đó, Chú út nhà cháu còn tự quyết chia tách đất ra làm nhiều phần, trong đó 1 phần cho bác gái đã bỏ ô đất đó đi, 1 phần lại không để vào sổ nào. Sau khi bác gái cháu có sổ đỏ 1 phần ô đất nhà cháu thì đòi bán đi số đất đó. Vì là phần đất của ông bà nên ba cháu nhất quyết không chấp nhận bán số đất đó. Bác gái cháu đã làm đơn kiện đến tòa án về việc ba cháu lấn chiếm đất. Sự việc đang dồn gia đình cháu đến mức đường cùng. Bác gái cháu kiện gia đình cháu nhưng thật sự tất cả anh em trong gia đình chưa kí kết chuyển nhượng đất. Bác gái làm sổ đỏ chui mà vẫn được chấp thuận. Và việc chú út nhà cháu tự quyết việc tách sổ đỏ đứng tên ba cháu là có được pháp luật chấp thuận không ạ? Cháu xin cảm ơn!
- Giả mạo chữ ký trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hủy hợp đồng chuyển nhượng đất đã được công chứng
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Xác định người có quyền chuyển nhượng đất, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 166 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi ông bà nội mất thì mảnh đất mà ông bà để lại đã được các chú, bác đồng ý cho bố bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, kể từ thời điểm đăng ký đất đai với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cấp Giấy chứng nhận thì bố bạn là người sử dụng đất hợp pháp, có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất như Luật đất đai năm 2013 quy định.
Như vậy, trong trường hợp này, bố bạn là người có quyền định đoạt đối với mảnh đất mà ông bà để lại. Do đó, khi chú bạn tự ý tách sổ cho những người khác mà không được sự đồng ý (ký tên sang nhượng) của bố bạn là trái với quy định của pháp luật (Trừ trường hợp có hợp đồng ủy quyền giữa bố bạn và chú bạn). Để bảo vệ quyền lợi của mình, bố bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện nơi có đất để yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất của bố bạn đồng tuyên hủy hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa chú và bác bạn theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Về vấn đề khởi kiện của bác bạn: khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bác bạn bị xâm phạm thì bác bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Việc xem xét ai là người có quyền đối với mảnh đất nêu trên cần phải dựa vào các chứng cứ, tài liệu liên quan mà các bên cung cấp trong quá trình tố tụng. Do đó, bác bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là quy định của pháp luật về: Xác định người có quyền chuyển nhượng đất. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về xác định người có quyền chuyển nhượng đất; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.