19006172

Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng

Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng

Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng? Tôi làm việc trong ban địa chính xã. Cách đây 3 tháng chúng tôi phát hiện ra một hộ gia đình xây dựng nhà ở trên phần đất thuộc hành lang an toàn đường bộ mà không xin giấy phép xây dựng cũng như không được sự cho phép của cơ quan nhà nước. Chúng tôi đã cử người xuống làm biên bản xử lý vi phạm, đình chỉ xây dựng nhà ở đó. Sau đó đã gửi giấy mời (lần thứ 3) mời hộ gia đình đó đến làm việc tại UBND xã nhưng họ cố tình không đến làm việc.

Tôi xin hỏi, khi đã mời đến lần 3 mà cá nhân vi phạm không đến thì việc xử lý hành chính gần như không thành. Trong trường hợp này tôi muốn tham mưu tổ chức cưỡng chế giải tỏa thì phải tiến hành những bước nào?



Cưỡng chế phá dỡ công trìnhTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng; tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực xây dựng:

“Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);’

Như vậy:

Hành vi xây dựng công trình lấn chiếm đất hành lang bảo vệ an toàn giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng. Bên cạnh đó hình phạt bổ sung đối với hành vi này là yêu cầu tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp: bên bạn đã nhiều lần (3 lần) mời hộ gia đình vi phạm đến để xử phạt hành chính nhưng không thành và bạn muốn tiến hành cưỡng chế phá dỡ công trình. Hiện nay bạn đã mời người vi phạm lên làm việc tới lần thứ 3 nhưng người đó cố tình không lên để giải quyết thì bạn có quyền ra biên bản giải quyết không thành tại xã. Sau đó bạn có đơn gửi tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp tiến hành trong việc phá dỡ phần tài sản xây dựng trái phép trên đất theo trình tự như trên.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì thủ tục cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái quy định pháp luật tiến hành như sau:

Bước 1: 

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bằng văn bản và gửi văn bản cưỡng chế tới hộ gia đình bị cưỡng chế và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Quyết định cưỡng chế phải được gửi tới hộ gia đình bị cưỡng chế trước ít nhất là 05 ngày kể từ ngày tiến hành thực hiện cưỡng chế.

Cưỡng chế phá dỡ công trình

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Bước 2: 

Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

Bước 3: 

Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Việc cưỡng chế thi hành phải được lập thành biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai

Xử phạt hành chính đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam