Tường rào xây dựng vượt quá chiều cao theo quy định của pháp luật
Tường rào xây dựng vượt quá chiều cao theo quy định của pháp luật? Nhà hàng xóm của gia đình tôi xây dựng một bức tường rào bằng xi măng cao gần 5m không có giấy phép. Theo tôi biết chiều cao của tường nhà họ đã cao quá chiều cao do UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định. Tôi đã làm đơn gửi tới UBND phường yêu cầu giải quyết. UBND phường cũng có xuống yêu cầu họ đập bỏ phần tường vượt quá quy định. Nhưng gia đình hàng xóm không đập bỏ mà còn tiếp tục có xu hướng xây dựng cao hơn. Vậy tôi cần phải tiếp tục làm gì?
- Quy định về xây dựng tường rào trong khu đô thị
- Tranh chấp về sử dụng tường bao giữa hai bất động sản liền kề
- Xây dựng tường rào đúng với quy định pháp luật
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Tường rào xây dựng vượt quá chiều cao theo quy định của pháp luật; Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất về chiều cao tối đa của tường rào tại Hồ Chí Minh
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/12/2007 về tiêu chuẩn xây dựng tường rào:
“Điều 18. Đối với tường rào
Trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt, tường rào phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực và tuân thủ yêu cầu sau:
1. Chiều cao tối đa của tường rào 2,6 m (tính từ mặt vỉa hè hiện hữu ổn định tại địa điểm xây dựng).
2. Phần tường rào trông ra đường phố và hẻm từ độ cao 0,6m trở lên phải thiết kế trống thoáng. Phần trống thoáng này tối thiểu chiếm 60% diện tích mặt phẳng đứng của tường rào.”
Như vậy, chiều cao tối đa của tường rào xây dựng trong khu đô thị của thành phố Hồ Chí Minh là 2,6m. Do đó việc gia đình hàng xóm của bạn xây dựng của gia đình bạn xây dựng tường rào cao gần 5m là hành vi xây dựng tường rào vượt quá chiều cao quy định.
Thứ hai về xử lý tường rào xây dựng vượt quá chiều cao theo quy định
Việc xây dựng tường rào yêu cầu phải xin phép theo quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014. Do đó, trong trường hợp nhà hàng xóm xây tường rào khi không có giấy phép là trái với quy định và sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 5 và Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính khi không xin giấy phép xây dựng:
“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó:
Hành vi xây dựng tường rào không xin phép sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về UBND cấp huyện. Do đó, nếu gia đình hàng xóm không đập bỏ phần cao hơn, bạn có thể làm đơn gửi đến Chủ tịch UBND quận để trình báo sai phạm và đề nghị ra quyết định xử phạt hành chính. Khi đó, gia đình hàng xóm sẽ phải đập bỏ phần tường rào đã xây dựng và bị phạt tiền theo quy định nêu trên.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: “Tường rào xây dựng vượt quá chiều cao theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lần đầu
Xây dựng tường rào vượt quá chiều cao quy định
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Người được tặng nhà tình nghĩa có thể bán căn nhà đó đi hay không
- Quy định về quyền sử dụng đất đối với người mất tích nhưng chưa có bản án
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang cây lâu năm
- Giải quyết tiền bồi thường khi đất thừa kế bị thu hồi nhưng đang có tranh chấp
- Chuyển từ đất nông nghiệp sang thổ cư