Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
Mong luật sư tư vấn cho tôi, vừa rồi tôi có gây tai nạn giao thông làm chết người, do hoảng sợ lo lắng nên tôi đã cho xe bỏ chạy về công ty rồi ra cơ quan công an đầu thú. Vậy tôi có bị tình tiết định khung bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm không?
Bài viết liên quan:
- Tư vấn tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Tư vấn về giao xe cho người không có bằng lái xe tham gia giao thông đường bộ
- Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nạn nhân có lỗi thì có bị tội gì không
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo những gì bạn trình bày, bạn lái xe gây tai nạn chết người do hoảng sợ, lo lắng nên bạn đã cho xe bỏ chạy về công ty rồi ra cơ quan công an đầu thú. Như vậy, bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm vì bạn đã ra Cơ quan công an đầu thú về hành vi của mình nên không thể coi bạn là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm được. Tuy nhiên, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết cố ý không cứu giúp người bị nạn được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để đánh giá xem bạn có cố ý không cứu giúp người bị nạn hay không? Phải đánh giá một cách toàn diện như bạn có điều kiện cứu mà không cứu hoặc đã có yêu cầu của người khác nhưng không cứu giúp. Hành vi không cứu giúp phải là hành vi cô ý.
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
…………..”
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vây, Bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết định khung bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm nhưng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết cố ý không cứu giúp người bị nạn được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Trách nhiệm hình sự khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người
- Bồi thường thiệt hại về tính mạng do tai nạn giao thông
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cố tình không trả nợ cho người khác thì có phạm tội không?
- Tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ
- Tư vấn về quan hệ với người 15 tuổi phạm tội gì theo quy định của luật hình sự?
- Bắt cóc và hiếp dâm trẻ em thì khung hình phạt như thế nào?
- Tư vấn về tội giết người khi không có năng lực trách nhiệm hình sự