19006172

Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề

Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề

Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề? Đất mộ của gia đình tôi có từ năm 1990 đến năm 2003 thì có tranh chấp với người lân cận. Do đo đạc năm 1997 một phần đất thổ mộ của gia đình tôi có nhô qua phần đất của nhà liền kề thì người đó tự ý chỉ đo luôn 1 phần mộ của gia đình tôi. Đến năm 2004, người kia được cấp sổ đỏ thì bản đồ vẽ 1 phần mộ thuộc về phía bên kia. Năm 2013, khi đo dự án Vlap thì có phần mộ của gia đình tôi, giữa hai bản vẽ của hai nhà không khớp nhau nên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện yêu cầu mẹ tôi và người đó thỏa thuận cắm mốc.

Tháng 07/2017, hai bên lập ra thỏa thuận cắm mốc và có mặt của chính quyền ấp làm chứng. Nhưng khi đo đạc thì phía bên kia không cho đo và đập gãy hết các trụ ranh giới mà hai bên đã thỏa thuận. Thậm chí họ còn chửi bới mẹ tôi và dọa sẽ muốn xe móc bỏ phần mộ nho qua đất. Vậy mẹ tôi cần làm gì để chứng minh phần mộ được cấp quyền sử dụng để khởi kiện?



Mốc giới thỏa thuậnTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề trường hợp của bạn: Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề; Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 175 và Điều 176  Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.”

Như vậy

Ranh giới giữa hai thửa đất là do các bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và mốc giới ngăn cách hai thửa đất là do các bên thỏa thuận với nhau để dựng lên. Các chủ thể phải tôn trọng, duy trì ranh giới chung, không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

Đối với trường hợp của bạn:

Gia đình bạn và nhà liền kề tiến hành thỏa thuận với nhau về ranh giới, cắm mốc giới và có sự chứng kiến của chính quyền ấp. Tuy nhiên, việc thỏa thuận ranh giới này chỉ có hiệu lực pháp luật khi đã được chỉnh lý trong hồ sơ địa chính.

Mốc giới thỏa thuận

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Việc gia đình liền kề tự ý phá vỡ thỏa thuận, phá bỏ mốc giới đã được dựng lên có sự chứng kiến của cơ quan nhà nước do đó bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã can thiệp để giải quyết tranh chấp trên. Hoặc mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất và mẹ bạn có thể xin xác nhận của cơ quan nhà nước về việc thỏa thuận ranh giới, mốc giới giữa gia đình bạn và gia đình liền kề.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:

Tranh chấp về xác định ranh giới đất chưa có giấy chứng nhận

Quy định về mẫu đơn khởi kiện và cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam