Thương binh bị mất chi dưới được hỗ trợ phương tiện không?
Tôi là thương binh 2/4 hạng A, bị mất chân trái. Xin hỏi đối với thương binh bị mất chi dưới như tôi được nhà nước hỗ trợ phương tiện gì không? Tôi cảm ơn nhiều!
- Có được hưởng cả 02 chế độ thương binh và bệnh binh hay không?
- Thương binh suy giảm trên 61% chết thân nhân được hưởng chế độ gì
- Thương binh mất do vết thương tái phát có được công nhận là liệt sĩ không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề hỗ trợ phương tiện trợ giúp cho thương binh; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:
“Điều 20
Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:
2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC có quy định:
“Điều 8. Chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
l) Lắp mắt giả theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Tiền lắp mắt giả thanh toán theo chứng từ của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
m) Làm răng giả đối với thương binh theo số răng bị mất ghi tại hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; lắp hàm giả đối với thương binh hỏng hàm do thương tật căn cứ theo hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động;
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp 01 lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm”.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bạn cho biết bạn là thương binh 2/4 hạng A, bị mất chân trái. Theo quy định trên thì ngoài bảo hiểm y tế bạn sẽ được hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật; ví dụ như:
– Chân giả;
– Nạng;
– Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
– …vv…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Thương binh hạng 1/4 khi chết có được hưởng chế độ mai táng
Thương binh chết thân nhân có được cấp thẻ bảo hiểm y tế nữa không?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thương binh mất năm 2023 có được hưởng chế độ theo mức mới không?
- Mức trợ cấp mai táng phí và đối tượng được hưởng năm 2023
- Có được truy lĩnh trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân liệt sĩ?
- Xác định người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như thế nào?
- Chế độ hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân người có công chết?