Hàng xóm phá tường rào chung để xây dựng nhà thì giải quyết như thế nào?
Hàng xóm phá tường rào chung để xây dựng nhà thì giải quyết như thế nào? Tôi và anh B có hai mảnh đất liền kề với nhau, ranh giới của hai mảnh đất này được xác định bằng bức tường rào do hai gia đình xây dựng chung. Nhưng nay hàng xóm của tôi muốn xây dựng lại căn nhà và họ đã đập cả bức tường rào đi và xây dựng cả phần đất làm tường rào của gia đình tôi. Tôi có yêu cầu họ trả lại phần đất nhưng họ không đồng ý. Vậy tôi cần phải làm gì?
- Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất
- Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
- Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề:Hàng xóm phá tường rào chung để xây dựng nhà thì giải quyết như thế nào; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Xác định hành vi vi phạm:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.”
Theo quy định nêu trên và những thông thông tin bạn cung cấp thì tường rào trên được xác định thuộc sở hữu chung của cả hai gia đình.
Do đó khi hàng xóm của gia đình bạn đập tường rào đi để xây dựng nhà thì đã xâm phạm tới quyền sử dụng tường rào chung của hai gia đình. Vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều 12 Luật đất đai số 45/2013/QH13
Cách thức giải quyết trong trường hợp này:
Căn cứ quy định tại Mục 2 Chương XIII Luật đất đai số 45/2013/QH13 thì gia đình bạn có thể giải quyết vụ việc này bằng hai cách như sau:
Cách thứ nhất: gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013.
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Cụ thể trong trường hợp này giữa gia đình bạn và hàng xóm không thể đạt được thỏa thuận về việc sử dụng hàng rào chung này nên gia đình bạn có quyền gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để đề nghị hòa giải.
Nếu như việc hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể giải quyết vụ việc này bằng một trong hai hướng sau:
- Gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai
- Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh đề yêu cầu giải quyết vụ việc.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Cách hai: gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm
Căn cứ quy định tại Điều 205 Luật đất đai năm 2013
“Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Như vậy trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm của hàng xóm nhà bạn tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.
Tóm lại trong trường hợp này:
Để giải quyết việc hàng xóm bạn phá tường rào chung để xây nhà bạn có thể:
- Gửi đơn yêu cầu hòa giải tới Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải vụ việc này.
- Gửi đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để tố cáo hành vi vi phạm của hàng xóm nhà bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Hàng xóm phá tường rào chung để xây dựng nhà thì giải quyết như thế nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại các bài viết:
Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về thủ tục thanh toán đối với nợ tiền sử dụng đất
- Quản lý nhà đất trên 30 năm có được xác lập quyền sở hữu không?
- Bồi thường đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức khi thu hồi đất
- Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân
- Quy định về hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất