Tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú
Tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú? Bố mẹ tôi kết hôn với nhau đã hơn 30 năm, có với nhau 3 người con (tôi và 2 em trai của tôi). Tuy nhiên năm 2010, bố tôi đột nhiên thông báo với gia đình là có một người con trai riêng với người khác (trong giấy khai sinh của người này ghi tên bố là bố của tôi) nhưng mẹ con tôi phản đối không thừa nhận người con riêng này. Tháng 07/2018, bố tôi qua đời thì Chủ tịch UBND xã có thông báo bố tôi có để lại di chúc với nội dung là để lại toàn bộ tài sản (gồm 2 mảnh đất) cho người con riêng đó. Cho tôi hỏi bố tôi không có gì để lại cho mẹ tôi và 3 anh em tôi như thế có đúng không?
- Tranh chấp đòi chia thừa kế đất đai từ năm 1969
- Tranh chấp đất đai khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của người chết nhằm định đoạt tài sản để chuyển nhượng tài sản của mình cho người khác.
Do đó bố bạn có quyền định đoạt tài sản riêng của mình cho người khác mà không bị giới hạn là con ngoài giá thú hay không. Chính vì thế di chúc của bố bạn để lại toàn bộ tài sản của mình cho người con riêng đó là không trái quy định pháp luật.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế không căn cứ vào nội dung di chúc:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Như vậy, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, con thành nhiên nhưng không có khả năng lao động sẽ vẫn được hưởng phần thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nếu như di chúc không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn 2/3 suất thừa kế.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Do đó, mặc dù di chúc của bố bạn không để thừa kế cho mẹ bạn và ba anh em của bạn thì mẹ bạn, những người con chưa thành niên, người con thành niên nhưng không có khả năng lao động vẫn được hưởng thừa kế 2/3 suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật.
Chính vì thế bạn vẫn có thể làm đơn gửi tới Tòa án yêu cầu phân chia phần thừa kế của bố bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Tranh chấp về phân chia đất thừa kế với con ngoài giá thú; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc.
- Có được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp sau khi hết thời hạn sử dụng
- Xin xác nhận không có tranh chấp quyền sử dụng đất với chồng cũ
- Bồi thường đối với đất thuê hết thời hạn thuê mà không gia hạn
- Quy định về điều kiện để tách thửa đất tại xã Cần Kiệm Thạch Thất Hà Nội
- Có được chuyển nhượng đất lưu không chưa quy hoạch không?