Tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng đã được sang tên quyền sử dụng đất
Tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng đã được sang tên quyền sử dụng đất cho người khác? Gia đình tôi có một bác gái đã đi lấy chồng nhưng sau đó không hạnh phúc nên hai bên đã ly hôn. Sau khi ly hôn bác gái trở về ở nhà tôi và ông bà đã cho bác một phần đất ruộng (đất đứng tên của ông bà tôi) để sử dụng. Gần đây bác gái tái hôn với một người đàn ông. Vậy gia đình tôi có thể đòi lại đất không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Quyền đòi lại đất sau khi đã sang tên sổ đỏ
- Đòi lại đất tặng cho bằng hợp đồng đã được công chứng
- Quyền kiện đòi để lấy lại đất sau khi đã tặng cho
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về việc: Tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng đã được sang tên quyền sử dụng đất; tổng đài xin phép được tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với trường hợp của bạn: ông bà bạn cho bác gái bạn một thửa đất ruộng nhưng lại không nói rõ là phần đất đó đã sang tên giấy chứng nhận hay chưa nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn hai hướng như sau:
Hướng 1: Quyền sử dụng mảnh đất ruộng chưa được sang tên cho bác gái bạn
Căn cứ theo quy định nêu trên thì giấy chứng nhận đang đứng tên của ai thì người đó có quyền sử dụng đất hợp pháp. Và theo thông tin bạn cung cấp thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên của ông bà nội bạn và chưa sang tên cho bác gái của bạn. Do đó quyền sử dụng mảnh đất vẫn thuộc quyền sử dụng của ông bà bạn và ông bà nội bạn có quyền đòi lại mảnh đất đã cho bác gái bạn sử dụng trong thời gian qua.
Hướng 2: Quyền sử dụng mảnh đất đã được sang tên cho bác gái bạn
Việc sang tên quyền sử dụng đất từ ông bà nội bạn cho bác gái bạn được thực hiện một cách tự nguyện nếu hiện nay giấy chứng nhận đang đứng tên bác gái của bạn thì bác gái bạn có quyền sử dụng đất hợp pháp. Do đó gia đình bạn không có quyền đòi lại mảnh đất trên.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tuy nhiên, nếu ông bà bạn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm vẫn có quyền yêu cầu UBND xã hòa giải, Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Nếu không đưa ra những căn cứ chứng minh yêu cầu của mình là đúng quy định của pháp luật, và dựa trên căn cứ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận yêu cầu của ông bà bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng đã được sang tên quyền sử dụng đất.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Thời hiệu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng đã được sang tên quyền sử dụng đất; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Để chuyển nhượng dự án phân lô bán nền chủ đầu tư phải có giấy tờ gì
- Xác định diện tích đất ở khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận
- Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân