Xử lý kỷ luật NLĐ sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi quy định mới về xử lý kỷ luật NLĐ khi công ty phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra như thế nào? Mong tổng đài tư vấn cụ thể giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Người lao động tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động nhưng tự ý bỏ về
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
- Tư vấn trình tự xử lý kỷ luật lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề xử lý kỷ luật NLĐ sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
12. Sửa đổi Điều 30 như sau:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.”
Như vậy
Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018 thì trường hợp NSDLĐ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của NLĐ và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
+) NSDLĐ thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo;
+) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho NSDLĐ và nêu rõ lý do;
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
+) Trường hợp một trong các thành phần không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Kết luận:
Trường hợp NSDLĐ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì sẽ thông báo cho thành phần tham dự và tiến hành họp xử lý kỷ luật NLĐ theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề xử lý kỷ luật NLĐ sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra. Ngoài ra, bạn tham khảo thêm bài viết:
Xử lý kỷ luật sa thải trái quy định pháp luật
Ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.