HĐLĐ có bị vô hiệu toàn bộ khi hạn chế quyền đình công của NLĐ?
Xin chào tổng đài tư vấn cho tôi hỏi về trường hợp HĐLĐ giữa công ty tôi với NLĐ có một điều khoản quy định NLĐ không được đình công thì có bị vô hiệu toàn bộ không? Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Hợp đồng lao động bị vô hiệu trong trường hợp nào?
- HĐLĐ vô hiệu vì hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
- HĐLĐ ký không đúng thẩm quyền có bị tuyên bố vô hiệu?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với trường của bạn về HĐLĐ có bị vô hiệu toàn bộ khi hạn chế quyền đình công của NLĐ; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, HĐLĐ vô hiệu khi hạn chế quyền đình công của NLĐ:
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
đ) Đình công.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 50 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.”
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những quyền của NLĐ là đình công. HĐLĐ bị vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; HĐLĐ giữa công ty bạn với NLĐ có một điều khoản quy định NLĐ không được đình công là trái quy định. Nếu HĐLĐ chỉ có nội dung này vi phạm và không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì HĐLĐ sẽ bị vô hiệu từng phần.
Thứ hai, thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
1. Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.”
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Như vậy theo quy định trên thì thanh tra lao động hoặc Tòa án nhân dân sẽ là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu.
Kết luận:
Trường hợp HĐLĐ có điều khoản hạn chế quyền đình công của NLĐ là trái quy định nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì HĐLĐ sẽ bị vô hiệu từng phần.
Trên đây là bài viết về vấn đề HĐLĐ có bị vô hiệu toàn bộ khi hạn chế quyền đình công của NLĐ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
HĐLĐ vô hiệu khi toàn bộ nội dung trái quy định pháp luật
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như thế nào?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian làm thêm giờ tối đa một ngày là bao nhiêu?
- Lao động dưới 18 tuổi có được hưởng trợ cấp dịch Covid-19 không?
- Xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có phải bồi thường cho công ty?
- Nghỉ khám nghĩa vụ quân sự có được thanh toán tiền lương không?
- Trách nhiệm trả sổ BHXH cho người lao động khi nghỉ việc