Hợp đồng vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại ghi là chuyển nhượng
Mẹ em có cầm sổ đỏ đi vay tiền của 1 dì với số tiền 80 triệu, thời gian trả là 6 tháng, lãi suất 5%/tháng có làm giấy tay mượn tiền 80 triệu nhưng dì đó không chịu ghi có thế chấp sổ đỏ vì nói sổ đỏ phải ghi là chuyển nhượng không thể ghi thế chấp nữa. Dì đó làm hợp đồng thứ nhất về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá trị của hợp đồng này là 30 triệu( hợp đồng này đã được công chứng), trong hợp đồng ghi thời gian bàn giao giấy tờ do 2 bên thỏa thuận. Nên dì đó làm thêm hợp đồng thứ viết tay mà không công chứng với nội dung ghi là chuyển nhượng cả đất và nhà, giá trị chuyển nhượng là 200 triệu và thời gian hết 6 tháng thì mẹ em phải giao nhà và đất cho bên vay, 2 bên cùng ký tên. Hiệu lực của hợp đồng thứ 2 là ngay khi ký hợp đồng thứ nhất công chứng.
Vậy cho em hỏi với những giấy tờ như thế thì nếu sau 6 tháng Dì đó không chịu trả lại sổ đỏ thì bên dì đó có lấy đất và nhà em được không? Em có thưa ra tòa được không? Mong giải đáp giúp em, em cám ơn ạ!
- Thủ tục hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã có chứng thực
- Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu khi nào?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về: Hợp đồng vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại ghi là chuyển nhượng; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp mẹ bạn có vay của người quen 80 triệu đồng với mức lãi suất là 5%/ tháng. Tuy nhiên lại xác lập hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất( đã được công chứng) thay vì hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp. Sau đó mẹ bạn và người quen đó có xác lập tiếp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở bằng giấy viết tay.
Xác định hợp đồng có hiệu lực trong trường hợp này:
Căn cứ quy định tại Điều 167 Luật đất đai số 45/2013/QH13 theo đó:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.”
Ngoài ra tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Như vậy theo như những thông tin mà bạn cung cấp; căn cứ quy định tại Luật đất đai năm 2013 và Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng thứ nhất đã được công chứng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật. Hợp đồng thứ hai sẽ không có hiệu lực vì không tuân thủ hình thức của hợp đồng.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Về vấn đề lấy lại nhà và đất cùng với việc gia đình bạn có thể thực hiện việc khởi kiện ra tòa hay không; do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được.
Tóm lại trong trường hợp này:
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển nhượng thứ nhất đã được công chứng là hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật.
Vấn đề về khởi kiện ra tòa và đòi lại quyền sử dụng căn nhà gắn liền với mảnh đất bạn vui lòng liên hệ lại với Tổng đài tư vấn để được tư vấn cụ thể hơn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Hiệu lực của hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu
Trên đây là quy định của pháp luật về: Hợp đồng vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại ghi là chuyển nhượng. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về đặt cọc mua đất, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có phải trả lại đất khi lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước không?
- Có phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận cho đất được xã giao
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế
- Các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất