Xe không được hoạt động trên các tuyến đường hạn chế ở Hà Nội? Theo tôi được biết ở Hà Nội có cấm một số phương tiện nhất định. Luật sư có thể cho tôi biết những loại xe này bao gồm những xe nào không? Trường hợp tôi điều khiển xe tự chế 4 bánh vào trung tâm Hà Nội thì sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị tịch thu phương tiện không? Trường hợp tịch thu phương tiện thì Nhà nước xử lý phương tiện của tôi thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Xe không được hoạt động trên các tuyến đường hạn chế ở Hà Nội, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về các loại xe không được hoạt động trong địa bàn TP. Hà Nội
Căn cứ Điều 6 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội:
“Điều 6. Các phương tiện giao thông không được hoạt động trên các tuyến đường:
1. Cấm các loại xe Lambrô, công nông, máy trộn bê tông, xe 3,4 bánh tự chế, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội (theo quy định tại điểm a mục 2 của Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông).
Riêng xe 3,4 bánh của thương binh sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
2. Cấm các loại xe lôi hoặc đẩy, xe đạp đôi.
3. Cấm các loại xe: Xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
4. Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội. Riêng xe xích lô du lịch, xe điện du lịch phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố”.
Như vậy, theo quy định trên thì những loại xe không được hoạt động trên các tuyến đường ở Hà Nội bao gồm:
+) Các loại xe Lambrô, công nông, máy trộn bê tông, xe 3,4 bánh tự chế, xe mô tô ba bánh dùng để chở khách và hàng hóa không được hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận Thành phố Hà Nội;
+) Cấm các loại xe lôi hoặc đẩy, xe đạp đôi.
+) Cấm các loại xe: Xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy tay (trừ xe của người tàn tật, xe nôi trẻ em), xe đạp thồ hoạt động trong khu vực hạn chế (nêu tại khoản 1 Điều 4) trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường bộ trong khu vực đông dân cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Đối với xe gom bùn cống ngang được phép hoạt động theo quy định.
+) Cấm các loại xe xích lô hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ trên địa phận thành phố Hà Nội. Riêng xe xích lô du lịch, xe điện du lịch phục vụ hoạt động du lịch sẽ được điều chỉnh bằng văn bản khác của Thành phố.
Thứ hai, quy định về việc xử phạt lỗi điều khiển xe tự chế 4 bánh vào nội thành Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe tự chế 4 bánh vào Hà Nội thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, quy định về việc xử lý phương tiện giao thông bị tịch thu
“Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.”
Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về việc xử lý phương tiện giao thông bị tịch thu. Bạn có thể tham khảo quy định nêu trên.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về xe không được hoạt động trên các tuyến đường hạn chế ở Hà Nội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Cách đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội
- Tiến trình gắn phù hiệu và hộp đen thế nào?
- Lấy lại giấy tờ đang bị cảnh sát giao thông giữ khi mất biên lai nộp phạt
- Các tuyến đường xe tải lưu thông không giới hạn ở TP HCM
- Quy định về tiêu chuẩn trang thiết bị trên xe khách hợp đồng
- Lái xe Grap có được sử dụng giấy hẹn cấp lại GPLX thay cho bằng lái không?