Khấu trừ lương khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị
Chào tổng đài, cho tôi hỏi về vấn đề: Khấu trừ lương khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị. Anh A là lái xe của Công ty X. Do sơ suất anh A đã làm vỡ gương chiếc xe ô tô của Công ty X, trị giá 5.000.000 đồng. Công ty X yêu cầu anh A phải bồi thường số tiền trên. Nhưng vì anh A chưa có ngay số tiền đó nên Công ty X đã trừ dần vào lương của anh A. Xin hỏi, Công ty X làm như vậy có đúng không và pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp này về bồi thường? Xin cảm ơn.
- Khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động
- Công ty có được quyền khấu trừ tiền lương của NLĐ không có lý do?
- Có được khấu trừ vào tiền lương khi người lao động nghỉ ngang?
Tư vấn Hợp đồng lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về khấu trừ lương khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị; chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ Luật lao động năm 2012 về khấu trừ tiền lương như sau:
” Điều 101. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
” Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó, thì thiệt hại do anh A gây ra là thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, chính vì vậy, số tiền mà anh A phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương. Như vậy, nếu số tiền 5.000.000 đồng tương đương hoặc ít hơn số tiền 3 tháng lương của anh A thì việc làm của công ty X là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu số tiền 5.000.000 đồng lớn hơn số tiền 3 tháng lương của anh A thì công ty X phải hạ mức bồi thường xuống, nhiều nhất là 3 tháng lương của anh A và khấu trừ dần vào lương.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Xử phạt công ty khấu trừ tiền lương của NLĐ không đúng quy định
Công ty có quyền khấu trừ tiền lương của NLĐ khi đi làm muộn không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ về chế độ nâng bậc, nâng lương
- Thông báo nghỉ việc trước 45 ngày có tính ngày nghỉ phép năm?
- NLĐ nghỉ việc trong thời gian nào sẽ được nhận hỗ trợ do Covid-19?
- Lao động nữ mang thai dưới 3 tháng có quyền tạm hoãn HĐLĐ không?
- Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Covid