19006172

Hiệu lực của di chúc bằng lời nói

Hiệu lực của di chúc bằng lời nói

Ông của tôi dù đã 94 tuổi, nhưng vẫn còn khỏe, tuy nhiên, tháng 12/2018 vừa qua ông bị huyết áp cao nhập viện. Sau đó thì viện trả về, sức khỏe của ông cũng yếu dần. Hôm các con về đầy đủ ông có di chúc bằng lời nói: Mảnh đất và căn nhà ông đang ở và 300 triệu sẽ chia đều cho các con trai – gái. Riêng cháu trưởng là tôi được ông cho riêng 50 triệu. Các con cháu trong gia đình đều nhất trí. Nay đã là tháng 4/2019, ông qua cơn nguy kịch, và dần khỏe nay cũng hơn 03 tháng mà không thấy ai nhắc đến di chúc miệng hôm đấy của ông, thế cho tôi hỏi: Lúc này hiệu lực của di chúc bằng lời nói có còn được tính nữa không ạ?



di chúc bằng lời nói

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề của bạn, tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Mặt khác, tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Theo quy định trên, nếu tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại di chúc và đồng thời phải có 02 người làm chứng. Ngày sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

di chúc bằng lời nói

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, trong trường hợp này, ông bạn có di chúc miệng khi lâm bệnh nặng. Tuy nhiên, người làm chứng không ghi chép lại và ký tên đồng thời ông vẫn còn sống sau 03 tháng, minh mẫn, sáng suốt nên di chúc miệng không có giá trị.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Đất nhận thừa kế có được miễn lệ phí trước bạ không?

Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam