Vợ chồng có quốc tịch Việt Nam và Đức có được mua đất tại Việt Nam
Tôi có người bạn có 2 quốc tịch là Việt Nam và Đức. Khi lập gia đình thì làm đăng ký kết hôn tại Đức. Bây giờ gia đình muốn mua đất tại Việt Nam, trong khi chỉ người chồng về. Xin hỏi tổng đài đối với việc này thì thủ tục mua bán như thế nào, hồ sơ cần thiết những gì để khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đầy đủ cả tên vợ chồng để không xảy ra tranh chấp sau này?
- Chuyển nhượng đất cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam
- Thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Vợ chồng có quốc tịch Việt Nam và Đức có được mua đất tại Việt Nam; tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, 2 người bạn của bạn hiện đang sinh sống tại Đức và một trong hai người đó có quốc tịch Đức. Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật đất đai số 45/2013/QH13 về người sử dụng đất. Theo đó:
“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy người nước ngoài sẽ không thuộc trường hợp được nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó bạn của bạn sẽ không được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà cả 2 người đó đều đồng thời đứng tên được.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Vợ chồng có quốc tịch Việt Nam và Đức có được mua đất tại Việt Nam. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Mua nhà đối với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có hai quốc tịch
Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Vợ chồng có quốc tịch Việt Nam và Đức có được mua đất tại Việt Nam, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Khái niệm về sổ mục kê đất theo quy định pháp luật đất đai hiện hành
- Phải đóng tiền như thế nào khi chuyển mục đích sử dụng đất
- Quy định về nộp thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
- Quy định về việc tách thửa đất trồng cây lâu năm của tỉnh Lào Cai