Thủ tục đăng ký sang tên khi ông nội để lại đất cho cháu đích tôn
Ông tôi mất đi và có để di chúc lại toàn bộ tài sản cho một mình tôi – cháu đích tôn. Di chúc của ông đã được Chủ tịch UBND xã trước đây ký và đóng đấu xác nhận. Vậy nay tôi muốn sang tên quyền sử dụng đất cho mình thì tôi cần phải làm thủ tục gì?
- Xác định di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất hợp pháp
- Những thủ tục cần thực hiện khi sang tên sổ đỏ từ bác qua cho cháu\
- Quy định về nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi không có di chúc
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Thủ tục đăng ký sang tên khi ông nội để lại đất cho cháu đích tôn của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 theo đó:
“4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
Căn cứ quy định nêu trên khi bạn nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì bạn cần thực hiện đăng ký biến động để sang tên Giấy chứng nhận cho mình
Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại Văn phòng công chứng nơi có đất theo quy định của Luật công chứng. Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 và Điều 63 Luật công chứng năm 2014 thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu yêu cầu công chứng;
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất do ông bạn để dại
+ Sơ yếu lý lịch của bạn
+ CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: ông của bạn (bản sao);
+ Giấy chứng tử của ông nội bạn(bản sao);
+ Di chúc (bản sao).
Nộp bộ hồ sơ trên cho công chứng viên tại Văn phòng công chứng có trụ sở tại Quận, huyện nơi có đất để tiến hành công chứng việc khai nhận di sản thừa kế.
Bước 2: Thực hiện đăng ký biến động
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014, theo đó bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
- Di chúc
- Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 theo đó nơi nộp hồ sơ được xác định như sau:
“Điều 60. Nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Căn cứ quy định nêu trên trong trường hợp này bác bạn có thể nộp hồ sơ tại:
- Bộ phận một của của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa.
- Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng cấp huyện nơi có đất
Về thời gian thực hiện thủ tục:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Căn cứ quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP theo đó trong trường hợp này thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai được xác định là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục đăng ký sang tên khi ông nội để lại đất cho cháu đích tôn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Thời hạn đăng ký biến động đất đai sau khi chia di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết việc: Thủ tục đăng ký sang tên khi ông nội để lại đất cho cháu đích tôn; nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Bồi thường khi hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã công chứng
- Trường hợp bố mẹ tặng cho đất trồng lúa cho con 16 tuổi
- Có được cấp giấy chứng nhận với đất thuộc diện RSK?
- Tranh chấp đất khai hoang chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đóng thuế khi được tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa