19006172

Xử phạt khi nhận chuyển nhượng đất chưa có nhà ở 

Xử phạt khi nhận chuyển nhượng đất chưa có nhà ở 

Con trai tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hiện nay, con tôi đang muốn mua một mảnh đất ở thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Trường hợp con tôi nhận chuyển nhượng đất mà chưa có nhà ở trên đất có bị phạt không? Nếu đã đủ điều kiện nhận chuyển nhượng nhà ở gắn liền với đất ở thì làm thủ tục sang tên thế nào?



Nhận chuyển nhượng đất chưa có nhà ở

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về pháp luật đất đai 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về điều kiện để được nhận chuyển nhượng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai số 45/2013/QH13 về nhận quyền sử dụng đất :

“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Luật nhà ở 2014 có quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau :

1. Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Như vậy, theo quy định này thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân khác nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Thứ hai, mức xử phạt đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở chưa có nhà ở

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 30 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất không đúng quy định tại các Điều 153 và Điều 169 của Luật đất đaiĐiều 39 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

1. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhận chuyển quyền sử dụng đất ở chưa có nhà ở không thuộc dự án phát triển nhà ở hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất ở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền, đã thuê đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyn quyền thì Nhà nước thu hi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nhưng chưa có nhà ở thì sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền cụ thể căn cứ theo diện tích nhận chuyển nhượng, đồng thời thì khi nhận chuyển nhượng đất chưa có nhà ở thì còn buộc phải trả lại diện tích đã nhận chuyển nhượng.

Thứ ba, thủ tục sang tên khi nhận chuyển nhượng nhà ở gắn liền với đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT sửa đổi  Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

“Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;”

Như vậy, để sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng bạn cần phải chuẩn bị giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+) Nơi nộp hồ sơ:  Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

+) Thời hạn giải quyết: tại điểm d Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại  Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ là 10 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Xử phạt khi nhận chuyển nhượng đất chưa có nhà ở, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

-->Cấp giấy chứng nhận cho người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài

luatannam