Mức xử phạt lỗi không có tín hiệu báo trước khi vượt xe năm 2023
Tôi điều khiển xe ô tô bị CSGT lập biên bản với lỗi không có tín hiệu báo trước khi vượt xe. Vậy cho tôi hỏi với lỗi này thì tôi bị xử phạt thế nào? Tôi bị lập biên bản nhưng đang có việc đi công tác nước ngoài khoảng 1 tháng mới quay về thì khi lên xử lý biên bản có bị phạt thêm gì không? Thời hạn tước Giấy phép lái xe của tôi tính từ thời điểm bị giữ hay khi tôi đã nộp phạt?
- Phân biệt tước Giấy phép lái xe và tạm giữ Giấy phép lái xe
- Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt với lỗi điều khiển xe vượt xe khi không có tín hiệu báo trước
Căn cứ theo quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe ô tô vượt xe không có báo hiệu trước khi vượt sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thứ hai, về vấn đề chậm nộp phạt giao thông
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, theo quy định này thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng.
Theo đó, sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt bạn không đến nộp phạt ngay mà khoảng 1 tháng sau bạn mới đến nơi hẹn và thực hiện thủ tục nộp phạt thì bạn cứ đến nơi nộp phạt và mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Thứ ba, về thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;”
Như vậy; thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1, Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”
Và căn cứ vào Khoản 1, Điều 67, Luật này quy định:
“Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1, Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký; trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác”
Theo đó; khi bạn bị lập biên bản xử phạt hành chính với điều khiển xe vượt xe khác mà không có tình tiết phức tạp thì trong thời hạn 7 ngày; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Quyết định hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày kí.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Trường hợp phải lắp phù hiệu xe tải theo quy định hiện hành
- Xin cấp phép đi vào đường hạn chế lưu thông tại TP.HCM
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải
- Dừng xe ô tô gây tai nạn chết người thì bị xử lí như thế nào?
- Ô tô tải chở hàng hoá có phải niêm yết thông tin hợp tác xã không?