19006172

Biên bản giải thể công ty theo quy định pháp luật hiện hành

Trong nền kinh tế thị trường đang đầy biến động thì doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau để hoạt động và đứng vững trên thị trường. Khi thành lập doanh nghiệp ai cũng mong muốn có thể duy trì và phát triển, không phải đóng cửa sớm. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, hoạt động gặp nhiều khó khăn hoặc vì một số nguyên nhân nào đó dẫn đến làm ăn thua lỗ, không đủ nguồn lực tài chính để tiếp tục hoạt động công ty nữa, doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến con đường giải thể. Các đồng chủ sở hữu phải họp bàn và thống nhất ý kiến lập thành biên bản giải thể công ty.

Vậy, để giải thể công ty doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì? Biên bản giải thể công ty như thế nào? Mẫu biên bản họp về việc giải thể công ty ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình giải thể, cách lập biên bản giải thể công ty và nội dung mẫu biên bản họp giải thể công ty.

Quy định về trình tự giải thể công ty

Bước 1: Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, công ty phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải bao gồm các nội dung:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 3: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày từ khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 5: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Bước 6: Trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ biên bản giải thể công ty

Khi doanh nghiệp muốn giải thể công ty cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau:

  • Hồ sơ công bố giải thể bao gồm:

+ Biên bản họp giải thể công ty của hội đồng thành viên

+ Quyết định hội đồng thành viên

+ Thông báo giải thể doanh nghiệp

+ Giấy đề nghị công bố giải thể doanh nghiệp

+ Giấy ủy quyền công bố giải doanh nghiệp

  • Công văn gửi Cơ quan Hải quan về việc xin xác nhận không nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Hồ sơ gửi Sở kế hoạch và đầu tư:

+ Biên bản họp giải thể công ty của hội đồng thành viên

+ Quyết định hội đồng thành viên

+ Thông báo giải thể doanh nghiệp

+ Báo cáo thanh lý tài sản và các khoản nợ

+ Cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng; Cam kết không sử dụng lao động

+ Danh sách chủ nợ; người lao động

+ Giấy ủy quyền giải thể

  • Hồ sơ gửi cơ quan thuế:

+ Biên bản giải thể công ty của hội đồng thành viên

+ Quyết định hội đồng thành viên

+ Công văn cam kết không nợ thuế; Công văn cam kết chưa in hóa đơn

+ Công văn giải thể công ty

+ Thông báo giải thể gửi thuế

+ Văn bản chấm dứt hiệu lực mã số thuế

  • Hồ sơ trả dấu:

+ Công văn gửi phòng cảnh sát QLHC

Nội dung biên bản giải thể công ty

Kèm theo các hồ sơ bên trên thì hồ sơ giải thể công ty bao gồm biên bản giải thể công ty, tuy nhiên mẫu biên bản họp về việc giải thể công ty ở mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau bởi lẽ đây là văn bản nội bộ của doanh nghiệp. Về cơ bản, biên bản giải thể công ty sẽ có các nội dung như sau:

Biên bản giải thể công ty đối với Công ty cổ phần bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, số kí hiệu, thành phần tham dự cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng quản trị,  danh sách các cổ đông sáng lập; mục đích họp và chương trình họp để quyết định về việc giải thể công ty; các vấn đề cần bàn bạc và thống nhất trong cuộc họp;

  • Giải thể Công ty;
  • Phương án xử lý lao động trong công ty.
  • Phương án xử lý nợ và thực hiện các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.

+ Tiến hành các thủ tục giải thể công ty tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nội dung cuộc họp đưa ra phương án xử lý về việc giải thể công ty, sau đó đến phần biểu quyết thông qua nội dung giải thể doanh nghiệp, bàn giao nhiệm vụ, chữ ký chủ tọa, thư ký và chữ ký của các thành viên.

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì nội dung Biên bản giải thể công ty cũng tương tự như công ty cổ phần chỉ khác về thành phần tham dự là Giám đốc, danh sách các thành viên góp vốn, chủ tọa là Giám đốc công ty, thư ký là thành viên góp vốn, và phần ký chỉ cần chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Vì vậy, với mỗi loại hình công ty lại có những nội dung khác nhau trong biên bản, các doanh nghiệp cần lưu ý khi ban hành.

Mẫu biên bản họp về việc giải thể công ty

Biên bản họp giải thể công ty không theo mẫu quy định nhất định mà nó là văn bản ban hành nội bộ của công ty. Vậy, để biết mẫu biên bản họp về việc giải thể công ty, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Thiên Mã để được hỗ trợ miễn phí.

Trên đây là các bước để giải thể công ty và hồ sơ giải thể công ty theo quy định pháp luật. Những yêu cầu cụ thể về biên bản giải thể công ty với từng loại hình doanh nghiệp. Quá trình giải thể công ty tương đối phức tạp, phải làm việc với nhiều cơ quan nhà nước. Vì vậy, khi doanh nghiệp hãy cân nhắc thật kỹ trước khi giải thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn tạm ngừng hoạt động thay vì giải thể công ty để chờ sự biến đổi của thị trường và tìm ra giải pháp mới đưa công ty phát triển lại bình thường.

Giải thể công ty/ giải thể doanh nghiệp điều rất đáng tiếc đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu không tìm ra giải pháp thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các bước giải thể để thực hiện đúng theo quy định pháp luật sẽ không mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng có nhu cầu về giải thể hay mẫu biên bản họp về việc giải thể công ty hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

luatannam