Miễn đăng ký thang bảng lương khi sử dụng dưới 10 NLĐ năm 2023
Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: Em có nghe thông tin mọi người làm về nhân sự chia sẻ là doanh nghiệp dưới 10 người lao động sẽ được miễn đăng ký thang bảng lương nhưng không biết văn bản nào quy định? Trường hợp sau này công ty em muốn sửa đổi thang bảng lương thì có cần phải công khai tại nơi làm việc hay không? Và nếu vi phạm việc không công khai thang bảng lương liệu có bị phạt hành chính không? Mong tổng đài trả lời giúp em, xin cảm ơn.
- Những ưu tiên dành cho doanh nghiệp dưới 10 NLĐ năm 2023
- Có phải doanh nghiệp nào cũng cần phải đăng ký thang bảng lương?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, miễn đăng ký thang bảng lương khi sử dụng dưới 10 NLĐ năm 2023
Căn cứ Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thì khi xây dựng hệ thống thang bảng lương, người sử dụng lao động phải:
– Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
– Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo đó, trước đây theo Khoản 2 Điều 93 Bộ luật lao động năm 2012 và được hướng dẫn bởi Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì khi xây dựng hệ thông thang bảng lương mà sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt trụ sở của người sử dụng lao động đồng thời phải công bố công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, pháp luật lao động trước đây (trước năm 2021) cho phép đơn vị sử dụng dưới 10 lao động thì không phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đến Bộ luật lao động 2019 áp dụng từ 01/01/2022 thì không còn bắt buộc đăng ký hệ thống thang, bảng lương dù có nhiều hay ít lao động. Do đó, doanh nghiệp bạn không cần phải đăng ký khi ban hành hệ thống thang lương, bảng lương.
Thứ hai, sửa đổi thang bảng lương có cần công khai tại nơi làm việc?
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 43 và điểm b Khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;”
Như vậy, theo quy định trên thì khi công ty bạn sửa đổi, thang bảng lương thì cần phải có sự tham gia ý kiến của người lao động đồng thời phải công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.
Thứ ba, mức phạt khi không công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;”
Theo đó, trong trường hợp công ty bạn (tổ chức) không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương tại nơi làm việc khi sửa đổi thì công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Thủ tục điều chỉnh thang bảng lương của công ty khi bị sai thông tin
- Số giờ làm thêm tối đa trong 1 năm theo Bộ luật lao động mới
- Khai báo tai nạn lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- HĐLĐ vô hiệu vì hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
- Công ty có thể quy định thời giờ làm việc bình thường là 12h/ngày không?
- Thời gian làm thêm giờ tối đa một ngày là bao nhiêu?