Nội dung câu hỏi:
Kính chào anh / chị/ em luật sư! Em làm công việc phiên dịch ở bộ phận nhân sự, nhưng do sếp em không ưa em, do em không biết nịnh sếp, cho nên sếp em đã chuyển em xuống xưởng sản xuất cũng làm công việc phiên dịch với mức lương không thay đổi đã hơn 5 tháng rồi, em đang phân vân tại vì nội dung công việc phiên dịch ở bộ phận nhân sự thì tất nhiên là khác với nội dung công việc xưởng sản xuất rồi, ở bộ phận nhân sự dịch về bảo hiểm , tuyển dụng3 Dấu chấm còn ở bộ phận sản xuất dịch về máy móc, thiết bị, may mặc, hoạt động sản xuất. Cho em hỏi như vậy công ty có vi phạm về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng không? Trong hợp đồng của em ghi là phiên dịch nhưng không có ghi bộ phận làm việc.
- Thỏa thuận điều chuyển công việc khác khi lao động nữ mang thai
- Chuyển người lao động làm công việc mới so với hợp đồng lao động
- Tự ý điều chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng
VIDEO: ĐIỀU CHUYỂN NLĐ LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI HỢP ĐỒNG
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tự ý điều chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Chuyển người lao động làm công việc khác được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.”
Theo quy định nêu trên, ngoài những trường hợp gặp khó khăn đột xuất theo quy định của bộ luật lao động năm 2019 thì các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh phải được người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động, người sử dụng lao động mới được chuyển người lao động sang làm công việc khác chứ không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có quyền đó.
Quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động như sau:
“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;”
Theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có quyền bố trí, quản lý, điều hành mọi vấn đề liên quan tới lao động trong đó sẽ có quyền bố trí, quản lý, điều hành người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Chuyển người lao động sang làm công việc khác được hiểu như thế nào?
Theo những phân tích ở hai phần trước của nội dung bài viết này, có thể thấy rằng, người sử dụng lao động chỉ bị giới hạn 60 ngày cộng dồn trong 1 năm khi chuyển người lao động sang làm một công việc khác. Trường hợp người sử dụng lao động vẫn giữ nguyên công việc của người lao động nhưng bố trí ở các vị trí làm việc khác nhau hoặc ở các bộ phận khác nhau … thì không hề bị pháp luật lao động hạn chế thời gian, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trước đó.
Kết luận:
Bạn được công ty, nơi bạn đang làm việc, tuyển dụng với vị trí công việc là phiên dịch mà không mô tả rõ trong hợp đồng lao động là phiên dịch cho bộ phận văn phòng hay phiên dịch cho bộ phận sản xuất. Khi sếp của bạn chuyển bạn xuống phiên dịch cho bộ phận sản xuất không thuộc trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác nên không bị giới hạn bởi quy định 60 ngày cộng dồn trong một năm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng trong 04 tháng
- Cách tính lương khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
- Thời hạn và tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác
Nếu còn vấn đề gì về vấn đề: Chuyển người lao động sang làm công việc khác được hiểu như thế nào?, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có cần công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc không?
- Áp dụng xử lý kỷ luật sa thải người lao động như thế nào?
- Không có nội dung nghỉ phép năm trong HĐLĐ có vi phạm không?
- Nghỉ việc trong trường hợp công ty thay đổi cơ cấu tổ chức
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?