Nội dung câu hỏi:
Em chào các anh chị ạ. Cho em hỏi theo luật lao động thì bố vợ mất được nghỉ mấy ngày và lương đó sẽ được tính theo lương cơ bản hay tổng lương trên hợp đồng lao động ạ. Em cảm ơn.
- Ngày nghỉ việc riêng và nghỉ không lương của người lao động
- Ngày nghỉ việc riêng của người lao động có tính thứ bảy, chủ nhật không?
VIDEO: NLĐ NGHỈ VIỆC RIÊNG ĐƯỢC HƯỞNG NGUYÊN LƯƠNG
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Những trường hợp người lao động nghỉ việc riêng được hưởng lương
Căn cứ Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trường hợp NLĐ nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”
(1) Bản thân NLĐ kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
(2) Cha đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(3) Mẹ đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(4) Cha nuôi chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(5) Mẹ nuôi chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(6) Cha đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.
(7) Mẹ đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.
(8) Cha nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(9) Mẹ nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 03 ngày.
(10) Vợ/chồng của NLĐ chết: Nghỉ 03 ngày.
(11) Con đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.
(12) Con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.
(13) Con đẻ kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
(14) Con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
Lưu ý: Khi nghỉ việc riêng trong các trường hợp trên đây, NLĐ có nghĩa vụ phải thông báo cho NSDLĐ biết. Trong thời gian NLĐ đang nghỉ việc riêng theo quy định trên, NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.
Hưởng nguyên lương được tính thế nào
Căn cứ Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo quy định trên, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc riêng và được hưởng đầy đủ lương theo Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 thì lương đó sẽ bao gồm: mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Kết luận cho tình huống
Vậy bố vợ bạn mất, bạn sẽ được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương. Hưởng nguyên lương sẽ bao gồm lương cơ bản, lương phụ cấp và khoản bổ sung khác nếu có chứ không phải chỉ riêng lương cơ bản.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương có được tính trợ cấp thôi việc?
Nếu trong quá trình giải quyết bạn còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.