Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai
Xin cho hỏi về vấn đề: Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai. Nhà tôi có 2 sào đất nông nghiệp (bắc bộ) đã được cấp sổ đỏ năm 2012. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, cũng do 01 thời gian dài không sử dụng nên nhà hàng xóm lần chiếm của gia đình tôi. Việc lấn chiếm như vậy là vi phạm pháp luật và điều này được quy định cụ thể ở đâu? Họ có bị phạt gì không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về lấn chiếm đất đai, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.
Mặt khác, theo Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi lấn, chiếm đất như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp này, người hàng xóm lấn, chiếm đất nông nghiệp của gia đình bạn là vi phạm pháp luật. Do bạn không nói rõ, đất nông nghiệp của gia đình bạn được sử dụng vào mục đích gì nên hành vi lấn chiếm này sẽ bị phạt theo Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
Bên cạnh đó, người đó còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất nông nghiệp nhà bạn trước khi bị vi phạm.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm bài viết:
Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về lấn chiếm đất đai, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Tiền sử dụng đất khi chuyển đất từ đất vườn gắn liền với nhà ở sang đất ở
- Bồi thường về đất và các tài sản trên đất khi bị nhà nước thu hồi đất công ích
- Xác định mức hỗ trợ khi thanh toán tiền sử dụng đất trước thời hạn ghi nợ
- Tự ý trồng lúa trên đất làm mương thì bị xử lý như thế nào?
- Hỗ trợ di chuyển nhà khi Nhà chùa lấy lại đất đã cho mượn 31 năm