Tôi đang mang thai được 8 tuần và đã xin nghỉ 1 tháng có giấy của bệnh viện. Hiện giờ thai nhi chưa được ổn định nên tôi muốn xin nghỉ thêm 1 tháng không lương nhưng công ty không đồng ý mà tôi lại không có giấy của bệnh viện. Lý do công ty đưa ra là: trong năm 2016 tôi nghỉ hết thời gian nghỉ phép và nghỉ thêm 20 ngày theo chế độ thai sản (sẩy thai) cách đây 5 tháng. Công ty làm như vậy có đúng không? Tôi cứ nghỉ việc 1 tháng thì công ty có đuổi việc tôi không? Tôi đã ký HĐLĐ 3 năm và làm việc được gần hết 1 năm, bắt đầu đóng BHXH từ 3/2015.
- Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật
- Lao động nữ đang nuôi con có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”
Do đó, nếu thai yếu thì bạn có thể đến cơ sở y tế khám để được cấp giấy nghỉ hưởng BHXH. Và trong trường hợp này, bạn không cần sự đồng ý của phía công ty mà vẫn được nghỉ theo chỉ định của bác sỹ.
Nếu không có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp nghỉ không lương.
Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Do đó, nếu bạn muốn nghỉ 1 tháng không lương để thai nhi ổn định mới đi làm thì bạn phải thỏa thuận với doanh nghiệp của mình. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận, doanh nghiệp cho bạn nghỉ không lương thì bạn được nghỉ còn nếu doanh nghiệp không đồng ý thì bạn vẫn phải đi làm bình thường. Trong trường hợp này vì bạn không có giấy nghỉ hưởng bảo hiểm của bệnh viện nên việc doanh nghiệp không đồng ý cho bạn nghỉ 1 tháng này sẽ không vi phạm quy định pháp luật.
Nếu bạn xin nghỉ 1 tháng doanh nghiệp không đồng ý mà bạn vẫn tự nghỉ thì sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc
1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Do đó, nếu bạn tự ý nghỉ việc 1 tháng mà không được sự đồng ý của công ty thì bạn có thể bị công ty xử lý kỷ luật sa thải.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Sa thải lao động nữ đang trong thời gian mang thai
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Đăng ký lại thang bảng lương trong trường hợp bị thất lạc như thế nào?
- Người đã về hưu tiếp tục làm việc có phải ký lại hợp đồng lao động mới?
- Thời hạn của hợp đồng thử việc theo quy định năm 2024
- Công ty chậm trả lương thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
- Công ty có quyền sa thải khi người lao động đình công không?